1

Lựa Chọn Và Thiết Kế Tiệm Nail Theo Phong Thủy

By Hung Ngo

Ngày nay, khi nói đến Phong Thủy, thì người ta đã chia ra nhiều trường phái khác nhau, trong đó, phải kể đến các trường phái lớn như: Bát Trạch Minh Cảnh, Huyền Không, Dương Trạch Tam Yếu và Huyền Thuật.

Phái Bát Trạch Minh Cảnh: Nguyên lý của phái này là dùng cung mệnh phối hợp với hướng, để xác định họa phúc của con người. Hay nói một cách khác hơn, phái Bát Trạch chú trọng tới sự xác định Thiên Khí phối hợp với Nhân khí, để đem lại sự hòa hợp. Hay còn gọi tắt là nguyên lý Thiên-Nhân tương hợp.

Phái Huyền Không: Phái Huyền Không thì không dùng nguyên lý Thiên-Nhân tương hợp như phái Bát Trạch, mà lại căn cứ vào sự luân chuyển của các luồng khí trong vũ trụ, mà cụ thể là sự vận hành các Phi Tinh trên địa bàn, để xác định họa phúc chi phối mọi vật trên trái đất. Hay nói một cách khác hơn, là phái Huyền Không lại chú trọng vào các quy luật vận hành của vũ trụ, và sự phối hợp giữa Thiên Khí và Địa Khí để xác định họa phúc. Người theo trường phái Huyền Không thì hay chú trọng đến nguyên lý Thiên-Địa tương phối hơn là Thiên-Nhân tương hợp.

Còn hai phái còn lại, chủ yếu nghiên cứu về sự vận hành của Địa Khí (như một số phái Huyền Thuật chuyên nghiên cứu các huyệt vị và âm phần) và một số yếu tố thuộc về Nhân (con người), để vận dụng vào cải biến Phong Thủy (Dương trạch Tam Yếu) v.v.

Ngoài 4 trường phái lớn ra, thì cũng còn một số phái nhỏ khác với những đặc trưng về học thuật và công phu nghiên cứu khác như:

Phái Loan Đầu: Phái này chú trọng đến việc xem xét hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, quan sát long mạch đến, đi để tìm nơi kết huyệt. Căn cứ, vào hình dạng bố cục của cát, đất, núi, nước đến, nước đi, mà luận cát hung cho huyệt.

Phái Hình Tượng: Phái này cũng căn cứ vào hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, hình tượng hoá cuộc đất, thành những biểu tượng vô cùng đa dạng của những con vật như: rùa, sư tử, rồng, hình tượng mỹ nữ soi gương v.v… Sau đó, căn cứ vào hình tượng để tìm ra nơi huyệt toạ lạc, từ đó luận đoán phúc hoạ của con người.

Phái Hình Pháp: Phái này chủ trương ứng dụng những phép tắc nhất định trên cở sở của phái Loan Đầu để quan sát thế cục. Phái Hình Pháp chủ yếu luận sự cát hung của huyệt vị phụ thuộc vào những quy tắc của Loan Đầu. Ví dụ: như có một đường chạy đâm thẳng vào huyệt thì luận là thế xuyên tâm v.v.

Không như 4 phái lớn ở trên, 3 phái nhỏ như Loan Đầu, Hình tượng và Hình Pháp không có ranh giới rõ ràng. Chủ yếu của 3 phái nhỏ là căn cứ vào thế núi, mạch núi chạy, để xem xét sự kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt. Bởi vì theo Loan Đầu, long mạch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thẩm định giá trị của huyệt, mà sự biểu hiện của long mạch là thông qua những thế núi bao bọc lấy huyệt.

Ngoài 7 phái lớn nhỏ nêu trên, thì còn có 6 phái về Lý Khí nữa. Các phái về Lý Khí thì dựa chủ yếu vào lý thuyết âm dương ngũ hành, bát quái, hà đồ, lạc thư làm căn cứ luận đoán. Sau đó, đem áp dụng vào huyệt để tìm sự tương giao giữa các nhân tố. Dựa trên căn cứ này. họ sẽ luận đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai. Thường thì các phái này chỉ chú trọng đến dương trạch (nhà ở) mà thôi.

Về Lý Khí gồm có 6 phái nhỏ như sau:

Phái Bát Trạch: Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị là tứ cát tinh; ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát, hoạ hại là tứ hung tinh. Trong bài trí, thích hợp phương cát, kỵ phương hung. Và điều tối quan trọng của phái Bát Trạch là Đông Tây đồng vị, kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch, và người Tây Tứ Mệnh thì hợp với Tây tứ trạch. Lý luận này xem ra cũng hơi vô lý, chẳng hạn như, có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ ở phương Đông tứ trạch thôi hay sao? Mặt khác, quan niệm căn cứ vào Bát Trạch, để phân chia công cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm về Dịch lý. Xem ra, có phần thô lậu, giản đơn.

Mệnh Lý Phái: Dựa chủ yếu vào mệnh cung thân chủ, kết hợp với Huyền Không Phi Tinh của các hướng núi để tìm ra các sao chiếu. Sau đó, luận theo âm dương ngũ hành đắc, kỵ, để tìm ra phương vị phù hợp. Kết hợp thêm với trang sức, máu sắc cùng các vật dụng trong nhà để bày bố, hoá giải phù hợp.

Phái Tam Hợp: Căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chính. Huyệt vị phải căn cứ vào bản chất của sơn thủy hay long mạch để xem xét ngũ hành của nhà ở có tương hợp hay không. Với nước/thủy thì phân ra 12 cung vị trường sinh để lựa chọn nước đến, nước đi. Nếu là nước đến thì chọn phương hướng sinh vượng, bỏ phương hướng suy tử. Nếu nước đi thì chọn phương hướng suy tử, mà bỏ phương sinh vượng. Phái này chủ yếu áp dụng cho âm trạch (mộ phần).

Phái Phiên Quái: Chủ yếu dựa vào phiên quái pháp do Hoàng Thạch Công khởi xướng, hình thành Cửu tinh Bát Quái là tham lang, cự môn, lộc tồn, văn khúc, liêm trinh, vũ khúc, phá quân, tả phụ, hữu bật, phối hợp với sơn thuỷ bày bố xung quanh huyệt để luận đoán cát hung.

Phái Tinh Tú: Dùng 28 tinh tú phối chiếu, căn cứ vào ngũ hành của sao, phối hợp với nguyên tắc của phái Loan Đầu, núi sông để luận đoán cát hung.

Phái Huyền Không Phi Tinh Quái: Phái này căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu tinh là Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử, được bầy bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của hướng núi toạ huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu, với hình thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.

Như vậy, tổng cộng lớn nhỏ thì Phong Thủy ngày nay, ít nhất cũng có 13 trường phái. Mỗi trường pháp đều cho mình là chính thống theo Phong Thủy. Nhưng có phải thật thế không? và đâu mới là khoa Phong Thủy chính thống?

Khoa Phong Thủy chính thống được bắt đầu bằng 2 chữ Phong Thủy mà không thêm bất cứ một từ nào khác. Tại sao người tổ sư khoa Phong Thủy lại chỉ chọn hai chữ Phong Thủy mà không chọn những chữ khác?

Đơn giản là vì, người sáng lập ra môn Phong Thủy muốn nhấn mạnh đến yếu tố chính của môn học chỉ là Phong và Thủy. Cho nên, nếu muốn biết 13 trường phái Phong Thủy của ngày nay, có phải là chính thống hay không, thì chúng ta chỉ cần xét xem các trường phái đó, có đào sâu vào sự ứng dụng của Phong và Thủy hay không? Rõ ràng, chúng ta thấy cả 13 trường phái lớn nhỏ, không có trường phái nào chú trọng đến Phong và Thủy cả. Ngược lại, thì họ lại chú trọng vào Thiên Địa Nhân, Tinh Tú, Sơn, Sa, Huyệt Vị v.v. Có thể nói, các khoa đó, không liên quan gì đến Phong Thủy Chính Thống cả, mà tất cả 13 trường phái đó, phải nói là liên quan trực tiếp đến môn học về Thiên Văn và Địa Lý thì đúng hơn là Phong Thủy.

Vì thế, nếu bạn muốn biết Phong Thủy là gì? để áp dụng cho tiệm Nail của bạn, thì bạn nên tìm hiểu về Phong Thủy chính thống trước đã.

Vậy Phong Thủy chính thống là gì ?

Theo từ ngữ Hán Việt, Chữ Phong là gió-không khí và Thủy là nước. Không cần phải giải thích, ai trong chúng ta cũng biết, không khí và nước là 2 tố chất quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến sự sống còn với con người. Người ta có thể chết trong vòng vài phút nếu không có không khí, và sẽ chết trong vài ngày, nếu như không có nước.

Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh giữa hai chữ Phong và Thủy thì chúng ta thấy chữ Phong quan trọng hơn chữ Thủy. Vì thời gian ảnh hưởng đến mạng sống của con người nhanh hơn, cho nên chữ Phong được đặt trước chữ Thủy để nói lên tầm quan trọng của cái nào hơn cái nào.

Có thể nói, người sáng lập ra môn Phong Thủy đã xác định rõ mục đích của khoa phong thủy là gì? và phải làm gì? để kiện toàn 2 tố chất quan trọng này trong đời sống. Tiếc thay, sau này, nhiều người chỉ học ngoài “da” mà quên đi phần “tủy”. Từ đó, họ thần thánh hóa, kết hợp thêm nhiều môn khác vào Phong Thủy và biến Phong Thủy trở thành một môn học đầy những sự huyền bí, mâu thuẫn, hoang đường, và thiếu khoa học.  Thậm chí, có nhiều nhà phong thủy còn dùng cả bùa chú vào phong thủy để hù doạ, khủng bố tinh thần, khiến cho nhiều người, vì không có kinh nghiệm về phong thủy, vì sợ phải làm theo một cách phản khoa học.

Nếu cứ xét đúng theo mục đích chính của người sáng lập ra môn Phong Thủy, thì bạn sẽ thấy rằng, mục đích của khoa Phong Thủy là làm sao để cải thiện môi trường chung quanh cuộc sống, để cho không khí luôn điều hoà đầy đủ, nước dùng luôn sạnh sẽ không thiếu thốn, khiến cho sự sống của con người, sống trong môi trường đó, không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và mạng sống, thì bạn sẽ không rơi vào hoang mang sợ hãi, khi gặp phải một “thầy phong thủy” tuyên bố nhà bạn có vấn đề về Phong Thủy.

Vì vậy, nếu Bạn muốn dùng Phong Thủy để sắp xếp tiệm Nail của Bạn thì cách tốt nhất là Bạn nên dùng khoa Phong Thủy Chính Thống hơn là những khoa Phong Thủy theo   các trường phái Phong Thủy ngày nay. Bỏi vì nó đơn giản và rất là khoa học.

Dĩ nhiên, muốn thiết kế một tiệm Nail của Bạn để có lợi và phát triển lâu dài thì ngoài vấn đề chọn trường phái về Phong Thủy ra, Bạn cũng nên có thêm một chút kiến thức về nghành Nail, cũng như những vấn đề nổi cộm. Bởi vì, nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cách chọn và thiết kế tiệm Nail của Bạn sao cho thích hợp.

Theo thống kê của Bộ Lao Động Mỹ, trước khi người Việt bước vào trong nghành Nail, thì tổng số thu nhập của nghành Nail chỉ khoảng 2 triệu dollar. Nhưng theo thống kê mới nhất 2015, thì nghành Nail tổng số thu nhập đã lên hơn 8 tỷ dollar, và mỗi năm tăng 1.6% cho đến năm 2022. Trong tổng số nhân công và chủ của nghành Nail trên nước Mỹ, thì người Việt chiếm đến 51% (tăng 3% so với năm 2013 là 48%), người Mỹ chiếm 40% (43% trong năm 2013 – giảm 3 %) còn lại 9% thì chia đều cho các sắc dân khác.

Có thể nói, công đầu trong việc phát triển của nghành Nail thuộc về cộng đồng người Việt. Và công lao lớn nhất, đó chính là biến một nghành phục vụ về đẹp chỉ dành riêng cho người giầu (trước 1975) thành đại chúng (ai cũng đều có được vẻ đẹp không kể giầu nghèo). Nhưng có một điều khá buồn đó là, vì không có điều kiện, thời gian và sự sống thúc bách, nên người Việt khi bước vào nghành Nail, chỉ được học về kỹ thuật làm Nail, mà không có thời gian để học hỏi kinh nghiệm làm chủ như thế nào.

Muốn làm chủ thành công, thì ngoài kỹ năng làm móng ra, một người chủ cần phải có ít nhất thêm 5 khả năng khác như: tiếp thị, quản lý, điều hành, tài chánh và phục vụ.

Tiếc thay, trước khi làm chủ, các chủ Nail Việt không bỏ thêm thời gian để nghiên cứu học hỏi thêm về những khả năng nêu trên. Cho nên, sau một thời gian tích góp, thì mua một tiệm Nail về làm chủ, và copy nguyên văn cách thức quản lý điều hành, tiếp thị, phục vụ, theo người chủ cũ, mà không biết rằng, ngay cả người mình đi copy cũng đang vướng mắc và thiếu sót hoặc sai lầm trầm trọng.

Nếu chỉ nhìn thoáng qua, thì chúng ta cũng thấy mỗi tiệm có một nét riêng. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, thì phần đông đều rơi vào bế tắc trong tiếp thị, quản lý, điều hành, tài chánh và phục vụ

Ai cũng biết, muốn sinh tồn trong kinh doanh thì phải có khách và có thợ. Nhưng nếu không có kinh nghiệm về tiếp thị thì không thể nào khiến cho khách biết mình là ai? có thích hợp với điều họ muốn không? Nên thường rơi vào tình trạng thiếu khách. Một trong những sai lầm nghiêm trọng là các chủ Nail thường hay lầm lẫn “tiếp thị” là “quảng cáo.”

Tiếp thị là chữ Hán Việt. Tiếp nghĩa là đưa vào thêm vào, và Thị là Chợ. Như vậy, Tiếp Thị theo nghĩa đen là Đưa tên tiệm của mình vào nơi đông người, và nghĩa bóng là giới thiệu tiệm mình đến người tiêu dùng.

Cách thức tiếp thị đúng cách là phải dùng những “lời có cánh” làm sao để thuyết phục những khách tiềm năng (chưa biết đến tiệm của Bạn) tin tưởng rằng, tiệm của Bạn, có thể đáp ứng đúng nhu cầu muốn và cần của khách.

Từ sự tin tưởng đó, họ mới chịu bỏ tiệm cũ của họ đang có, để về tiệm Bạn. Muốn viết được những “lời có cánh” đó, đòi hỏi người tiếp thị phải giỏi về tâm lý, phải biết chọn lựa từng câu từng chữ, phải hiểu được tâm lý của khách thuộc loại nào? Mỗi loại khách khác nhau họ phải dùng chữ nghĩa khác nhau để giới thiệu. Cho nên, những người cố vấn tiếp thị giỏi của người Mỹ, khi Bạn muốn sử dụng họ, thì giá không rẻ chút nào. Một giờ họ có thể tính bạn cả ngàn đô là chuyện nhỏ.

Những công ty lớn hay thành công trên nước Mỹ nói riêng,và thế giới nói chung, đều có một đội ngũ nhân viên tiếp thị. Nhưng mỗi năm, họ vẫn phải chi ra hàng triệu đô để mời các chuyên gia cố vấn bên ngoài về, để hỗ trợ thêm cho ban tiếp thị của họ. Hãng Coke một năm tiêu hết 300 triệu dollar cho tiếp thị, để giữ hình ảnh Coke trong tâm thức của người tiêu dùng.

Viết như vậy, để Bạn thấy, tiếp thị đóng một vai trò vô cùng quan trọng như thế nào tới việc sống còn của một công ty.

Theo thống kê của các nhà tiếp thị, thì muốn thuyết phục một người khách tiềm năng (prospect) để họ tin tưởng tiệm của bạn thì mức độ khó lên gấp 5 lần, nếu đem so với khách hàng quen sẵn có của bạn.

Hay nói một cách đơn giản hơn là, tìm một khách hàng mới đến tiệm của bạn khó gấp năm lần, nên sự tốn kém về tiền bạc cũng phải tăng gấp 5 lần.

Sau khi đã tiếp thị xong (không phải chỉ một lần là đủ, mà có khi nhiều lần tùy theo loại khách), rồi mới đến phần quảng cáo để giới thiệu về dịch vụ, trong dó bao gồm các phần như tặng quà, giảm giá v.v để tiếp tục thuyết phục khách.

Viết những mẫu quảng cáo này cũng lắm công phu, vì phải dựa và quá trình tiếp thị, rồi mới quyết định dùng những lời lẽ nào để đánh tan tất cả sự nghi ngờ còn lại trong lòng khách hàng. Chứ không phải cứ gắn lên 20% off là khách sẽ đến tiệm. Nếu muốn giảm giá (discount) thì phải giải thích nguyên do tại sao lại giảm giá. Nếu không giải thích rõ ràng, thì sẽ tạo cho khách tiềm năng thêm nhiều nghi ngờ về những “lời có cánh” từ tiếp thị đầy tốn kém để kiếm khách. Và khi khách tiềm năng nghi ngờ, bỏ qua không sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của tiệm, thì mẫu quảng cáo này, không những trở nên vô dụng, chẳng được gì, mà còn gây ra tổn thất trầm trọng cho chủ tiệm.

Dĩ nhiên, muốn đi sâu vào chi tiết của tiếp thị thì là chuyện dài nhiều tập. Nhưng với một vài nét về tiếp thị để cho Bạn thấy, nó không hề đơn giản chút nào, và đòi hỏi rất nhiều thời gian để học hỏi nghiên cứu và thực hành.

Vì thế, với sự giới hạn về thời gian, cũng như eo hẹp về tiền bạc và kiến thức cùng kinh nghiệm, nên các chủ tiệm nail, khi vắng khách, lại vất ra một mớ tiền cho các công ty quảng cáo.  Các công ty quảng cáo, cũng không thèm biết là tiệm này có quá trình tiếp thị thế nào, mục đích ra sao … Họ cứ theo mấy cái mẫu có sẵn, rồi chỉ thay đổi tên tiệm địa chỉ và giá cả rồi in ấn gởi đi, mặc kệ là tiệm đó có khách hay không?!

Các chủ Nail, sau khi quảng cáo xong, mà không có khách, thì quay sang làm các việc khác như cho loyalty card, tặng quà v.v.  và nếu như không có thêm khách, thì cuối cùng là các tiệm Nail Việt dùng chiêu “lấy công làm lời – hạ giá.”

Từ đó, dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, giảm giá kéo khách, phục vụ không chu đáo, khiến cho tai tiếng và phẩm chất càng lúc càng xuống cấp nghiêm trọng và cuối cùng đi đến dẹp tiệm.

Như vậy, chúng ta thấy, kết quả của sự xuống giá, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến làm ẩu, dẹp tiệm v.v. phát xuất từ nguyên nhân không biết làm sao giới thiệu tiệm mình đến khách hàng, không biết khách hàng của mình là ai? Không biết khách mình muốn gì và cần gì? Hay ngắn ngọn hơn là không biết tiếp thị ra sao?  mới dẫn đến kết quả đang đau lòng này.

Muốn giải quyết một vấn đề dù lớn hay nhỏ đều có chung một nguyên tắc, đó là, phải tìm ra được nguyên nhân mới có thể chữa trị tận gốc. Chứ nếu cứ phỏng đoán hoặc đoán già đoán non, rồi khuyên các chủ tiệm Nail là “đừng nên phá giá”, hoặc “phá giá là tự giết mình”, hay “phá giá dẫn đến làm ẩu vi phạm luật pháp” v.v. thì chẳng bao giờ đem đến kết quả.

Sở dĩ chúng tôi phải dài dòng như vậy để Bạn thấy Tiếp Thị quan trọng như thế nào?  Và Bạn cũng nên nhớ, Tiếp Thị mới chỉ là một phần trong 6 phần của một người làm chủ thành công. Nếu như Bạn làm không đúng cách, thì đã đem đến thất bại rồi, huống hồ chi các chủ Nail Việt lại thiếu đến 5 trong 6 phần.

Hay nói gọn hơn, thiếu 5 trong 6 phần, mới là nguyên nhân chính dẫn các chủ tiệm Nail Việt đến thất bại, chứ không phải vì phong thủy tiệm có vấn đề.

Thế nên, có thể nói, Phong Thủy chỉ là sự hỗ trợ trong quá trình tạo ra kết quả của vấn đề, chứ phong thủy không phải là nguyên nhân tạo ra vấn đề. Vì thế, dùng phong thủy trong tiệm của bạn, chỉ mang tính cách “cầm đau tạm thời” chứ không mang tính “chữa trị tận gốc.”

Nhưng trong lúc Bạn “cùng đường,” thì một ngõ hẹp cũng có thể cho bạn thêm hy vọng. Nhưng đó không phải là đại lộ thêng thang mà bạn mong muốn, nên khi sử dụng sơ đồ này, bạn đừng xem nó là “bùa hộ mạng.” Nếu không thì bạn sẽ “mất mạng” như chơi.

Vì vậy, trước khi bạn đọc tiếp, một lần nữa chúng tôi xin cảnh báo bạn, bạn phải kiểm chứng tất cả mọi thông tin trước khi thực hành. Ngay cả bài viết này, bạn cũng đừng tin ngay, mà phải kiểm chứng qua sư tư duy và thực nghiệm của chính mình.

CHỌN TIỆM NAIL

Phần đông, các chủ tiệm Nail, nếu mua lại một tiệm Nail cũ thì không có quyền lựa chọn hình dáng của căn tiệm, trừ khi kiên nhẫn tìm kiếm được đúng cơ sở mà mình muốn tìm.

Một tiệm Nail, muốn thiết kế theo phong thủy được gọi là lý tưởng, thì tiệm Nail đó nên theo hình chữ nhật hơn là các hình dạng khác. Thông thường, các thương xá họ cũng thích chia tiệm theo hình thức mặt tiền thì ngắn, và chiều sâu thì dài (hình chữ nhật mà mặt tiền-cửa nằm theo chiều rộng chứ không phải chiều dài). Như vậy họ có thể cho mướn được nhiều tiệm có nhiều mặt tiền hơn là thiết kế mặt tiền theo chiều ngang (hình chữ nhật mà mặt tiền là chiều dài chứ không phải chiều rộng). Vì vậy, đây không phải là một vấn đề lớn, để cách bạn quan tâm, trừ khi rơi vào các trường hợp đặt biệt.

Sự thiết kế theo hình chữ nhật, lấy chiều rộng làm mặt tiền, và chiều dài làm chiều sâu này, theo phong thủy là tốt nhất.

Vì sao?

Vì thiết kế một tiệm thương mại khác với thiết kế một căn nhà. Căn tiệm được coi là cơ sở chính để sinh ra tiền. Cho nên, trong căn tiệm phải phân làm 3 phần rõ rệt.

Phần phía trước gọi là ĐẦU, bao gồm cửa ra vào gọi là miệng. Vào sâu ở trong, thì đến phần BỤNG, đây là phần chính để đẻ ra tiền. Muốn làm ra nhiều tiền thì bụng phải lớn, mới có thể dung chứa hết các thức ăn. Phần thứ ba, là phần HẬU để giải toả những thức ăn dư thừa. Điều này giống như khi ăn quá nhiều, mà không tiêu hoá được, hoặc không thải bớt ra ngoài được, thì cơ thể sẽ sinh bịnh. Dĩ nhiên, tùy theo phần ăn là gì thì bịnh nặng nhẹ khác nhau.

Vì thế, tỷ số căn bản để tạo nên sự quân bình đó là 3/5/2 .

Trong đó, 3 phần thuộc về phần ĐẦU. 5 phần về phần BỤNG và 2 phần về phần HẬU.

Thí dụ nếu tiệm bạn mướn là 1000sf, thì 300 sf đầu được dùng để đặt bàn tiếp tân, ghế bàn cho khách đợi v.v. 500sf sau bàn tiếp tân, là chỗ thiết kế cho toàn bộ spa và bàn ghế cho thợ của bạn ngồi. 200sf còn lại thì dùng cho phòng vệ sinh, phòng ăn và phòng dụng cụ v.v.

Tại sao lại phân chia theo tỷ lệ 3/5/2 ?

Như trên chúng tôi đã nhấn mạnh, cửa ra vào được ví như miệng, nếu miệng có to thì mới có thể chứa nhiều, ăn nhiều. Cho nên, phân 3 phần cho miệng mang ý nghĩa có khả năng ăn và chứa được nhiều. Nếu phần này thu nhỏ lại, thì phần bụng sẽ to hơn, nên cần nhiều thức ăn hơn; mà miệng lại nhỏ không cung phụng kịp, sẽ tạo nên hiện tượng đói ăn.

Còn nếu làm phần miệng to hơn, thì phần bụng sẽ nhỏ hơn. Cho nên, miệng ăn quá nhiều, mà bụng không tiêu hoá kịp, thì sinh bị nghẹn, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, tỷ lệ 3 phần miệng, 5 phần bụng, sẽ tạo nên thế quân bình khi miệng ăn bao nhiêu, bụng cũng tiêu hoá hết bấy nhiêu. Sự không bế tắt, hài hoà giữa cung và cầu, giữa miệng và bụng, tạo nên một cơ thể khỏe mạnh. Từ cơ thể khỏe mạnh này, mới có thể phát triển cao lớn, to hơn.

Nếu như phần trên được chia theo tỷ lệ 3/5 đã ổn, thì phần dưới cũng phải dung hoà. Giả sử, nếu phần sau lớn hơn hai phần, thì phần bụng phải nhỏ lại. Đã thiếu ăn, mà còn phải thải ra ngoài nhiều, thì khiến cơ thể suy dinh dưỡng, trở nên èo uột, khó sống lâu.

Cho nên theo tỷ lệ 3/5/2 có thể nói là hợp lý nhất.

Dĩ nhiên, mỗi chúng ta đều có quyền tự chọn để gia giảm sao cho hợp với cái muốn của mình. Đây không phải là “tiêu chuẩn vàng” để bạn phải tuân theo. Mà cũng chẳng có “tiêu chuẩn vàng” là tuyệt đối cả. Vì vậy, khi ứng dụng, Bạn phải thông minh, đừng vì đó là tiêu chuẩn mà đa số chấp nhận, thì mình phải tuân theo. Muốn theo thì phải xét coi có thích hợp với mình không đã. Nếu không thì phải sửa đổi sao cho thích hợp với mình.

THIẾT KẾ TIỆM NAIL.

Thiết Kế Phần Đầu

Vì phần đầu chiếm 3 phần, nên sự thiết kế tuỳ theo số tiền Bạn có thể chi ra bao nhiêu. Nhưng những nét căn bản chính thì không thể thiếu.

Nếu tính từ trong tiệm ra ngoài cửa chính (3 phần diện tích – 300 sf) thì bạn phải dựng một bức tường đụng trần, hay gần đụng trần cũng được, tuỳ theo người thiết kế, nhưng nhất định không được thấp ngang đầu người để che kín phần bụng.

Trên bức tường ngăn đó, bạn phải có hai cánh cửa 2 bên, gọi là lối vào và lối ra. Trước mặt bức tường, là bàn tiếp tân hay trưng bầy sản phẩm của bạn. Trên bức tường là logo và tên tiệm của bạn (to nhỏ tùy thích nhưng to thì tốt hơn). Không gian còn lại của phần ĐẦU dành cho ghế bàn khách đợi.

Bạn có thể trang trí những cây xanh như cây phát tài hay lá trầu bà v.v. Nhớ là phải trồng cây lá xanh, chứ đừng trang trí bằng những vật không có sự sống như cây giả, hoa giả hay cây khô, cành khô v.v. Vì chúng ta cần khách “sống” để đến tiệm. Nên sự tiếp lực từ những cây sống vẫn tốt hơn. Theo khoa học, thì cây hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Còn người thì hít dưỡng khí và thải ra thán khí. Cho nên, cây sống hỗ trợ đắc lực cho con người hơn cây chết hay cây giả.

Dĩ nhiên, nếu bạn có nhiều tiền hơn, thì bạn có thể thay bức tường bằng vôi thành bức tường bằng kính dầy hơn. Công dụng của kính không những làm cho tiệm của Bạn sang trọng, mà còn có một tác dụng khá quan trọng là phản chiếu khiến cho những luồng khí khi đi vào sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Vì vậy, trong phong thủy người ta hay dùng kính để trấn áp những luồng khí xấu. Và 2 cửa ra vào, bạn cũng có thể thay bằng cửa kính, hay những bức rèm, thiết kế theo kiểu phương tây.

Tóm lại, đây chỉ là thêm cành lá cho xôm tụ, xinh tươi, có cũng được tốt thêm một tí, mà không có cũng không bị ảnh hưởng gì nhiều.

Thiết Kế Phần Bụng

Muốn thiết kế phần BỤNG theo đúng phong thủy, thì bạn nên biết thêm một ít về danh xưng trong phong thủy. Theo phong thuỷ, thì “tả thanh long – hữu bạch hổ” có nghĩa là bên tay trái của bạn (đứng ở trong cửa tiệm nhìn ra, không phải bên ngoài nhìn vào) là Thanh Long (rồng xanh) và bên tay phải của bạn là Bạch Hổ (cọp trắng).

Biểu hiệu của Thanh Long là sự vẫy vùng thăng tiến. Biểu hiện của Bạch Hổ là tài chánh, luật pháp, công quyền.

(Thú thật, cho đến nay, chúng tôi vẫn không biết tại sao các nhà phong thủy lại gọi là Bạch Hổ, nên chỉ đoán mò theo suy nghĩ thế này. Ngày xưa, người ta thường hay đi săn bắn, và săn được hổ thì rất quý. Nên họ thường lấy da hổ để làm quà cho các chức quan quyền. Hổ thường đã quý, hổ trắng còn quý gấp trăm lần. Cho nên, da hổ trắng có thể sánh với dạ minh châu. Vì vậy, thường phải tặng cho các vị quan cao nhất. Các vị quan cao khi ngồi trên ghế muốn chứng tỏ uy quyền thường phủ da cọp trắng. Mà quan cao chức lớn, thì có tiền và có quyền và họ làm ra luật. Không biết có phải vì thế mà ví Bạch hổ là biểu tượng của tài chánh, luật pháp hay không? – vẫn còn đang nghiên cứu)

Vì Thanh Long là rồng xanh. Mà rồng muốn phát huy hết tác dụng thì Rồng phải có nước. Nước càng nhiều bao nhiêu, thì Rồng càng vùng vẫy thăng tiến bấy nhiêu. Cho nên, những ghế spa sử dụng đến nước thì nhất định phải đặt về bên của Thanh Long (bên tay trái từ trong tiệm nhìn ra) để tiếp sức cho rồng xanh cứ tiến không lùi. Cùng bên với Thanh Long cũng là phòng vệ sinh, phòng giặt khăn – liên quan đến nước. Như vậy có thể nói tất cả những phục vụ nào liên quan đến nước thì đều đặt về bên tay trái.

Các ghế spa khi xếp về bên tay trái, thì không được xếp quay mặt khách ra ngoài, mà phải quay mặt khách vào bên trong. Có nghĩa là thành ghế của ghế spa sẽ đối diện với lối vào. Và phải sắp xếp theo hàng dọc (người khách ngồi ghế Spa thứ nhất sẽ thấy thành ghế (lưng ghế) của ghế Spa thứ hai.) Sự sắp xếp như thế này có 4 điểm lợi:

  1. Tạo ra một không gian riêng tư cho khách (người khách, đặc biệt người Mỹ luôn xem trọng vấn đề riêng tư này) và tránh tạo ra sự xung đột giữa khách này, với khách kia, nếu xếp ngồi theo hàng ngang
  2. Dùng lưng ghế thứ hai để ca ngợi, khích thích, hay truyền cảm hứng cho khách (thí dụ: “Please sit comfortably before we can take you to your happy land”, hay bạn có thể chọn những câu mang tích chất truyền cảm hứng như: “You can’t change the direction of the wind, but you can adjust your sails to always reach your destination, Congratulations!” v.v Dĩ nhiên, nếu bạn có thời gian thì bạn nên thay đổi câu mỗi tuần, để khi khách đó trở lại, họ lại thấy những câu truyền cảm hứng mới. Cách này giúp cho tiệm của bạn có một sắc thái mới khiến khách vui hơn, và cảm thấy hứng thú hơn. Nếu bạn nào chịu khó, thì có thể trang trí như thắt nơ hay gì đó tùy thích, trên trang giấy được bọc plastic bên ngoài. Đây là cách thức mà bạn hay gặp khi lên máy bay. Sau lưng hàng ghế bạn ngồi luôn có một màn hình nhỏ trước mặt. Các hãng máy bay đã tốn cả hàng chục triệu đô để nghĩ ra phương pháp lấy lòng khách kiểu này. Tại sao bạn lại không dùng thành quả của họ trong tiệm Nail của Bạn nhỉ? Muốn tìm các câu truyền cảm hứng đó, bạn có thể vào Google rồi đánh 2 chữ: inspirational quotes thì bạn tha hồ mà lựa chọn mà không cần phải suy nghĩ. Nên nhớ: nếu bạn muốn sử dụng mà không bị thưa kiện, thì bạn phải đề tên tác giả và website mà bạn trích. Cách hay nhất là bạn bỏ câu bạn trích vào trong 2 ngoặc kép, hàng dưới bạn đánh quotes from “author name”, và hàng cuối là tên của website. Chắc ăn nhất thì bạn nên viết email cho người quản trị website đó để xin phép họ).
  3. Tác động lên tiềm thức của khách khiến họ luôn chú tâm vào tiệm mà không bỏ đi tiệm khác. (vì mặt của họ luôn hướng vào bên trong tiệm bạn mà không nhìn thấy gì khác, ngoài tiệm bạn)
  4. Tác động lên tiềm thức của khách tinh thần kỷ luật, mà họ đã được giáo dục từ trường học, cũng như nơi làm việc (các bàn ghế được sắp xếp ngay hàng thẳng lối) khiến họ có thể kìm chế cảm xúc của họ tốt hơn.

Trên tường bên tay trái, Bạn có thể dùng những bước tranh liên quan đến bãi biển, những hình nghỉ ngơi, nằm phơi nắng trên bãi biển, hay cười đùa trên bãi biển v.v. những bức tranh này ngoài tác dụng đem phần nước mạnh cho Thanh Long ra, còn khích thích và đánh thức dậy cảm giác nhẹ nhàng, thảnh thơi, vui đùa hạnh phúc của khách trong những lúc họ vacation.

Đừng bao giờ treo những bức tranh bông hoa lòe lẹt hay sa mạc v.v. Vì những bức tranh này không những lấy mất nước của Thanh Long mà luôn tạo cảm giác khô cằn nhàn chán.

Bạn nên nhớ: Đa phần khách làm Nail của Bạn, công việc của họ làm thuộc về hành chánh, văn phòng, giao tiếp v.v. Trong công việc của họ, họ đã chịu rất nhiều stress. Cho nên, bạn phải có những bức tranh/hình làm sao khơi dậy sự nhẹ nhàng, vui tươi thoải mái trong họ. Đừng tạo thêm áp lực cho họ qua những bức tranh khô cằn và nhàn chán.

Song song với hàng ghế Spa là những bàn làm Nail cũng đều sắp theo hàng dọc như sau:

  • Ghế khách ngồi (quay mặt vào tiệm – mầu xanh lục – thuộc Mộc)
  • Bàn làm Nail (mầu trắng nếu bằng kim loại tốt nhất – thuộc Kim)
  • Ghế ngồi của thợ Nail (quay mặt ra cửa – mầu vàng hay phủ che vàng – Thổ)

Tại sao ?

Vì theo Ngũ Hành Sinh, thì Thổ sinh Kim, Kim Sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hỏa sinh Thổ; hay ngũ hành khắc là: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Hỏa Khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.

Về Mầu sắc thì Thổ = mầu vàng, cam nhạt, Kim = Mầu Trắng hay xám nhạt, Thủy = mầu đem hay mầu tím xậm, Mộc = Xanh lục đậm hay xanh lá cây, Hỏa = Mầu đỏ, cam đậm v.v.

Như vậy khi sắp ghế theo mầu sắc thì chúng ta thấy Ghế Thợ (Thổ) sẽ sinh Bàn (Kim – tiền bạc) và Bàn Kim khắc  ghế Mộc (khách).

Hay có thể nói khác hơn là, khi chọn lựa cách thức này, bạn muốn thợ của bạn hỗ trợ bạn kiến ra tiền (Thổ sinh kim= tiền bạc) Và Bạn muốn khách hàng của Bạn luôn chịu sự khống chế của Bạn (Kim khắc Mộc và phải chịu thêm khắc xuất lại Thổ). Cho nên, khách của Bạn sẽ bị tiêu hao năng lực vì bị cả khắc nhập (Kim khắc Mộc) và khắc xuất (Mộc khắc Thổ) cả hai phía, khiến cho họ phải “ngoan ngoãn” tha hồ cho Bạn “chặt chém” mà không thể phản kháng.

Thêm vào đó, vì bị sắp xếp ngồi quay mặt vào trong, cho nên khách của Bạn như bị “thôi miên” trong “mê trận” của Bạn. Nếu bạn không may gặp phải thầy phong thủy luôn tạo ra thần bí, thì lại đem cả bùa chú vào đây để bịp Bạn rằng phong thủy là huyền bí hay thần thánh đấy.

Thật ra, đứng trên góc độ tâm lý, khi khách có thể nhìn ra hướng khác, như hướng ra đường chẳng hạn, thì họ dễ bị phân tâm vì ngoại cảnh, nên không đánh giá đúng mức sự phục vụ, sự quan tâm hay tay nghề của người thợ. Vì vậy, khi có một sự cố nào xẩy ra thì họ sẽ khó tha thứ hơn. Vì vậy, sắp xếp cho khách quay mặt vào trong tiệm mang thuần sự tác dụng về tâm lý nhiều hơn là phong thủy.

Dĩ nhiên, tùy theo tiệm Bạn có bao nhiêu thợ, bao nhiêu bàn thì Bạn cứ sắp xếp theo hàng dọc như vậy. Cách sắp xếp này còn thêm một điểm lợi phụ nữa là, ghế khách thứ hai sẽ đâu lưng vào ghế thợ bàn thứ nhất. Khiến cho khách rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch” (trước mặt hay sau lưng đều bị thợ bạn vây hãm). Vì thế nếu khách muốn “quậy” cũng không hề dễ dàng.

Nếu 5 phần bụng còn dài (tùy theo diện tích) thì bạn cứ sắp xếp thế. Nếu không đủ thì Bạn có thể sắp thêm qua bên tay phải nhưng cũng cùng một nguyên tắc.

Cách sắp xếp này quan trọng nhất là phần chính giữa (những bàn làm nail). Sự sắp xếp này nhấn mạnh đến phần nào là phần chính của tiệm Bạn. Cho nên, cách chọn thợ ngồi bàn cũng không thể coi thường. Bạn phải biết chọn và phân tay nghề thợ của Bạn, ai là người giỏi nhất và ai là người non nhất. Người giỏi nhất sẽ đại diện cho tiệm Nail của Bạn để chinh phục khách hàng, nhất là khách hàng mới. Cho nên, kế lối vào là bàn thứ nhất dành cho thợ giỏi nhất ngồi. Dĩ nhiên, nếu khách chưa phục vụ qua mà nhìn thấy tay nghề điêu luyện hay thấy thành quả trên tay người khách đang làm sẽ dễ tạo nên một ấn tượng tốt, một niềm tin hơn vào tiệm của Bạn.

Còn những thợ tay nghề còn yếu thì Bạn nên sắp xếp họ vào chỗ nào hơi khuất một tí. Thí dụ những hàng cuối bên tay phải chẳng hạn. Như vậy, nếu họ có làm lỗi gì thì những người khách khác cũng khó thấy được.

Sắp xếp theo lối này sẽ giúp Bạn biết thợ nào của Bạn yếu và họ cần giúp gì? Thay vì, bạn phải đảo mắt lung tung để xem họ ngồi ở đâu, thì nay sẽ thu về một chỗ, nên bạn dễ quan sát và ứng phó kịp thời, khi khách hàng bắt đầu khó chịu.

Nếu Bạn còn dư chỗ thì bạn có thể làm thêm phòng facial hay phòng massage v.v.

Xong hết phần bên tay trái và chính giữa thì bạn tiếp tục đến bên tay phải.

Phía tay phải thuộc về Bạch hổ liên quan đến tài chánh, hồ sơ giấy tờ. Cho nên tủ tính tiền nhất định sẽ phải đặt về bên tay phải, để tiếp tục hỗ trợ cho Bạch Hổ càng dũng mãnh hơn, để xứng đáng là chúa sơn lâm (đứng đầu trong nghành).

Tường sau lưng bàn tính tiền là các giấy phép liên quan đến mở tiệm, IRS hay bằng khen, giấy khen v.v. Tất cả các giấy phép này, nên lồng trong khung mầu vàng (thổ) để hỗ trợ thêm cho Bạch hổ (kim).

Bàn tính tiền sẽ đặt trước lối ra, nghĩa là sau khi khách làm xong, thì ra trả tiền và đi ra cửa. Với vị thế ngồi này, bạn có thể quan sát được tất cả, và đặt dưới sự khống chế dưới sự kiểm soát của bạn.

Bức tường bên Bạch Hổ vì liên quan đến tiền cho nên bạn nên chọn những bức tranh mang ý nghĩa như “Financial Freedom” hay liên quan đến tiền bạc vàng vòng v.v. Muốn bức tranh mạnh hơn thì bạn chon khung mầu gold là thích hợp nhất. Nếu mầu gold chói quá thì nên chọn mầu trắng để thay thế.

Như vậy, sau bàn tính tiền sẽ là những bàn thợ nail được sắp xếp theo hàng dọc hay có thể dành khu đó cho các phòng phụ vụ khác.

Thiết Kế Phần Hậu

Tuy gọi là phần Hậu nhưng nó cũng không kém phần quan trọng, bởi vì phần Hậu mang ý nghĩa “giải toả.” Nếu không có sự giải toả này, thì sẽ sinh ra biến loạn vì sự bị ức chế. Cách thiết kế phần hậu cũng khá đặc biệt, nhất là phòng vệ sinh (Toilet).

Trong phần hậu sẽ được chia làm 4 phòng như sau: phòng vệ sinh, phòng giặt đồ/khăn, phòng dụng cụ và phòng ăn.

Phòng toilet và phòng giặt, vì liên quan đến nước, cho nên được đặt về bên tay trái để hỗ trợ cho Thanh Long. Thiết kế của phòng toilet phải quay hướng bồn ngối ra cửa chính hay ra đường lộ. Nguyên nhân phải thiết kế như vậy, bởi vì, trong phần thiết kế phần Bụng chúng ta đã “vây hãm” khách hàng bên trong tiệm với một thời gian khá dài. Cho nên, nếu cho hướng toilet lại quay vào trong nữa sẽ tạo cho khách rơi vào thế “bí.” Từ đó, tạo ra sự bực bội khó chịu, và có thể sẽ tạo ra phản kháng. Vì vậy, xoay hướng bồn cầu ra ngoài như tạo cho khách một lối thoát … “sau cơn mê” khiến họ thêm khích thích và hứng khởi. Từ đó họ tiếp tục trở lại lần sau.

Riêng hai phòng dụng cụ và phòng ăn đều liên quan đến luật lệ tài chính, cho nên, sẽ được thiết kế về bên tay phải thuộc về Bạch Hổ để hổ trợ cho Cọp Trắng thêm mạnh.

Cửa hậu hay cửa thoát đừng nên mở quá dài như mở suốt ngày chẳng hạn, vì càng mở dài, thì sự hao hụt bên trong bụng càng nhiều. Thông thường, cứ khoảng 2 tiếng mở 30 phút rồi đóng lại là tốt nhất. Dĩ nhiên tùy theo điều kiện hoàn cảnh mà linh động chứ không hề có một khuôn mẫu nào cố định phải tuân theo.

Cách Thiết Kế Điện

Phần đông các tiệm Nail thường thiết kế điện theo hình thức chung nghĩa là bật một công tắc thì cả tiệm cùng sáng. Cách thiết kế này theo Phong Thủy thì không có lợi. Vì phần Bụng là chỗ làm ra tiền cần phải tối (thuộc về Âm mang tính cách nuôi dưỡng sinh lợi hơn là thuộc về Dương– sáng, mang tính cách tiêu tán)

Cho nên cách thiết kế điện cho một tiệm Nail cũng phải được phân chia, bố trí theo 3 phần khác nhau:

Phần ĐẦU: Khu vực về phần đầu cần phải sáng sủa nhiều đèn. Cách thiết kế có thể lắp đèn từ 4 góc chiếu về trung tâm, hay đèn từ trung tâm chiếu đủ ra 4 góc. Quan trọng nhất là phải có một ngọn đèn chiếu về hướng của Logo của tiệm. Ý nghĩa là tiệm càng ngày càng sáng lạn, sáng chói ai cũng biết đến .

Phần BỤNG: Phải nói thiết kế phần điện cho phần này là Khó Nhất vì phải thiết kế sao cho đủ sáng nơi cần làm việc, nhưng lại phải duy trì được “bóng tối” cần thiết để tạo nên sự thư giãn mà khách mong đợi. Có thể dùng hình thức bắt đèn 4 góc với low watts hay dùng công tắc điều chỉnh sự sáng tối, và bóng đèn hướng lên trần nhà để vừa tạo được độ “chập choạng – mờ mờ” (không quá sang cũng không quá tối – trạng thái của thư giãn). Mỗi bàn làm việc hay ghế spa sẽ có một đèn kéo xuống từ trần nhà đủ để thắp sáng chỗ làm việc khi có khách. Công tắc điện có thể gắn vào bàn làm việc hay ghế Spa. Đèn chỉ mở khi có khách và sẽ tắt khi không có khách. Như vậy vừa tiết kiệm điện, vừa giúp cho việc quản lý và tập chung của chủ và thợ thêm mạnh hơn. Tạo ra những sản phẩm đẹp hơn.

Phần HẬU: Đèn cho Phần Hậu thì dễ dàng nhất vì trong mỗi phòng chỉ cần làm sáng sủa là đủ.

Phong Thuy Tiem Nail

Hỏi Đáp

Tôi nghe nói nếu cho thợ xoay mặt ra đường thì thường thợ sẽ hay bỏ đi có đúng không? Nếu đúng thì làm sao giải quyết?

  • Trên căn bản thì đúng là vì khi bạn luôn mở rộng cửa ra. thì họ sẽ đi ra. Vì vậy, cách thiết kế trên đã dùng bước tường nơi phân giữa phần Đầu và Phần Bụng làm sự che chắc “ngăn cản” thợ của bạn không nhìn được ra ngoài nên tuy cửa thì luôn rộng mở đó nhưng sẽ có “rào cản” là tình cảm, cách cư xủ của chủ khiến cho thợ khó đi hơn. Đó là phần về Phong Thủy, còn về mặt tâm lý, thì khi tiệm của Bạn đông khách và khách dễ chịu (vì họ đuợc sống trong môi trường thư giãn) thì họ sẽ cho tiền TIP nhiều hơn. Dĩ nhiên với cách thiết kế thư giãn cho khách, thì cả bạn và thợ của bạn cũng được hưởng sự thư giãn. Công thêm cách cư xử đúng cách, tiền lương cao …. Đó chính là những lý do khiến thợ của bạn sẽ không muốn rời tiệm của bạn.

Nếu Tôi sắp xếp theo hình thức thợ đối mặt nhau có tốt không?

  • Trong doanh nghiệp kỵ nhất là đối đầu nhau, vì cả hai sẽ phải tốn rất nhiều công sức để duy trì thế quân bình. Trong tiệm của Bạn cũng vậy, nếu thợ của bạn được sắp xếp đối đầu với nhau, thì bạn sẽ khổ dài dài vì phải phân xử những lời ra tiếng vào, ai phải ai trái, v.v.  Nhưng quan trọng nhất là tạo ra sự rạn nứt trong quan hệ sinh hoạt chung. Sự rạn nứt này sẽ tạo ra sự thù hận, ganh ghét, không những khiến cho sự phục vụ thiếu thống nhất ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng mà người chủ cũng sẽ bị thiệt thòi khá nặng trong việc mất khách, mất thợ, mất tiền. Cho nên có thể nói khi sắp xếp cho thợ ngồi đối đầu (mặt đối mặt) là Bạn đang chọn cho bạn luyện “tinh thần thép” nếu không bạn sẽ không đủ khả năng để đương đầu.

 Tại Sao lại sắp xếp hai thợ ngồi chung với nhau?

  • Khi bạn đi đâu mà có thêm một người bạn đi chung thì bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn có phải thế không? Phương pháp sắp xếp này giúp cho quan hệ giữa thợ với thợ đoàn kết và giúp đỡ nhau. Sự sắp xếp ngang hàng cũng nói nên sự bình đẳng giữa 2 người thợ. Và vị trí ngồi nói nên khả năng của thợ. Cho nên, thay vì ngồi lộn xộn thì 2 người ngồi một dẫy luôn tạo nên thế mạnh trong việc hỗ trợ lẫn nhau, mà còn tạo nên sự đoàn kết giữa thợ với thợ thêm mạnh hơn.



Which State Pays the Highest Property Taxes

Theo điều tra mới nhất của công ty thống kê địa ốc CoreLogic thì người chủ nhà ở Illinois phải đóng thuế nhà cao nhất, và ngược lại thấp nhất là Hawaii.  Mức thuế median của cả nước là 1.31% (giá trị của căn nhà).  Có nghĩa là với một căn nhà trị giá $200,000, thì chủ nhà sẽ phải đóng $2,620 cho thuế nhà một năm.

Theo CoreLogic, những tiểu bang có mức thuế cao thì do chủ nhà phải đóng nhiều lần (multiple levels of collection), còn thấp thì thường chủ chỉ đóng có một lần (single level).

States Paying Tax Rates

http://realtormag.realtor.org/daily-news/2016/04/28/who-pays-highest-property-taxes

USDR Comment: mức thuế trên của công ty CoreLogic là để giúp Bạn có khái niệm thôi.  Thứ nhất đây là mức thuế median – khác với average (trung bình).  Thứ nhì mỗi tiểu bang có luật lệ về thuế địa ốc khác nhau (đúng hơn là mỗi county) vì vậy mức thuế sẽ khác nhiều.  Thí dụ ở bang Arizona, mức thuế nhà cửa trong mỗi thành phố khác nhau mặc dù các thành phố này nằm sát nhau và cùng một county.  Thứ ba giá trị nhà cửa ở mỗi tiểu bang khác nhau, nên một sự chênh lệch nhỏ (trong %) cũng làm người chủ phải trả nhiều hơn.  Thí dụ một căn nhà trung bình 3BD/2BA ở San Jose, California, giá khoảng $750K và nếu phải trả 1.12% thì thuế sẽ là $8,400/năm; trong khi đó cũng căn nhà đó ở Gilbert, Arizona, giá $250K thì với 1.15% thì thuế sẽ là $2,875.  Dĩ nhiên có những yếu tố khác ảnh hưởng tới địa ốc như khí hậu, mức sống (cost of living), công ăn việc làm nhiều hay ít, v.v., phải được xem xét.




9 Neighborhood Features That Hamper Values

Khu vực nhà bạn sẽ mua hoặc đang sống có nhiều điểm ảnh hưởng đến giá trị căn nhà của bạn.  Realtor.com đã làm một cuộc nghiên cứu và phân tích giá trị nhà cửa ở những zip codes của 100 vùng (metro areas) lớn nhất của Mỹ để tìm hiểu những điểm nào trong khu vực ảnh hưởng đến giá trị của nhà trong khu đó.  Bên dưới là bảng liệt kê.

  1. Bad school: -22.2% (translation: home owners near a bad school received 22.2 percent less than an average home in the same county could get)
  2. Strip club: -14.7%
  3. High renter concentration: -13.8%
  4. Homeless shelter: -12.7%
  5. Cemetery: -12.3%
  6. Funeral home: -6.5%
  7. Power plant: -5.3%
  8. Shooting range: -3.7%
  9. Hospital: -3.2%

https://www.realtor.com/news/trends/things-that-affect-your-property-value/

USDR Comment: như mt s đang làm ch mt căn nhà (hoc s làm ch) thì hu hết đu biết rng nếu mua nhà gn trường tt thì giá tr căn nhà s tăng hoc mt giá rt it.  Chúng tôi hơi ngc nhiên là bnh vin (hospital) li là yếu t xu.  Chúng tôi nghĩ rng có l nhà gn bnh vin quá thì s b nh hưởng bi s n ào (xe cu thương ti lui mi ngày cũng là mt vn đ nhc đu) và xe c (ca bnh nhân/người thân ti bnh vin).  Nhưng nếu nhà cách bnh vin chng 2, 3 mile thì tt nht.

List ca Realtor.com trên ch nói có 9 đim, tuy nhiên theo kinh nghim ngh nghip, chúng tôi thy có th thêm mt vài yếu t có th gây nh hưởng ti sc khe ca người , và dĩ nhiên giá tr ca căn nhà.  Nhng yếu t này bao gm nhà gn phi trường quá (nm trong fly contour), gn farm (gió thi mùa farm đi xa c chc dm), gn khu chế biến (rác rưởi, cereal, v.v.), gn khu công nghip (industrial), gn đường xe la, gn ngay đường dây đin cao thế (high voltage line), gn hoc quay lưng v xa l, gn đường ln.




Thật Sự Có Chuyện “No Cost Refinancing”?

Trong công việc hàng ngày của chúng tôi là giúp đỡ thân chủ của mình mua bán nhà của (để ở hay đầu tư), chúng tôi có cơ hội lắng nghe những suy nghĩ rất chân thật của họ đối với vấn để dự tính tương lai cho hạnh phúc gia đình, việc học hành cho con cái, v.v.  Một trong những vấn để nổi cộm là chuyện nhà cửa địa ốc, và trong vấn đề nhà cửa là giảm bớt những chi phí, nếu như có cơ hội.  Chi phí lớn nhất trong địa ốc là lãi suất.  Những thân chủ này, cũng như chúng ta, sẽ cố gắng giảm chi phí qua hình thức refinance (tái tài trợ) khi gặp cơ hội lãi suất đang giảm.

Nhưng điều làm chúng tôi ngạc nhiên nhất (và khó chịu đối với một số chuyên viên mortgage đã không nói rõ, hoặc thậm chỉ cố tình che đậy sự thật) là một số thân chủ này khoe là mình may mắn gặp được người làm mortgage giúp đỡ chuyện refinance mà không tốn một đồng nào hết.  Theo những thân chủ này thì chuyên viên làm mortgage quảng cáo với họ đây là free refinancing chủ nhà không phải trả một đồng nào hết!

Có thật vậy không?  Chủ nhà không phải trả đồng nào khi refinance?

Thưa Bạn, sẽ không bao giờ có chuyện refinance mà không tốn một đồng nào cả.  Nếu Bạn gặp một nhân viên mortgage mà dám quảng cáo với Bạn như vậy, thì cách hay nhất là Bạn nên đi tìm nhân viên mortgage khác để giúp đỡ Bạn.

Chúng tôi muốn chia sẻ với Bạn sự hiểu biết của mình về chuyện refinance trong địa ốc.

Refinance (trong địa ốc) là gì?  Là hình thức mượn một cái nợ mới để trả cái nợ cũ.  Thông thường chủ nhà quyết định refinance khi lãi suất xuống thấp vì như vậy payment hàng tháng sẽ thấp hơn (nếu như món nợ mới bằng với nợ cũ).  Tuy nhiên cũng có trường hợp chủ nhà muốn “cash out” và chọn refinance với số nợ mới cao hơn nợ cũ và nhân dịp đó rút ra một số tiền để đầu tư, sửa chữa nhà cửa, trả tiền học cho con cái, v.v.  Tóm lại có nhiều mục đích khác nhau khi chủ nhà chọn refinance.

Để chủ nhà có thể mượn nợ mới và trả nợ cũ hay refinance thì lender (chủ nợ) phải làm nhiều chuyện như thẩm định giá trị căn nhà (appraisal), kiểm tra tài chính và điểm tín dụng của chủ nhà trong hoàn cảnh hiện tại có thể trả nổi nợ (mới hay không), v.v.  Tất cả những chuyện nầy tốn thời gian và tiền bạc.  Bên cạnh đó có những lệ phí như lender fees, title search, title insurance, v.v.  Nói vậy để Bạn hiểu rằng refinance thì tốn rất nhiều chi phí (tất cả những chi phí liên quan này gọi chung là “refinance or closing cost”).

Vì vậy Bạn cũng có thể đoán được rằng … Sẽ không bao giờ có chuyện “free refinancing” hay “no-cost refinancing”.  Cái mà những người làm mortgage (cố tình không nói rõ) có thể làm cho Bạn là “no out of pocket cost refinancing”, gọi nôm na là “tái tài trợ mà không tốn tiền túi”.

Vậy làm thế nào mà lender “make money” trong chuyện Bạn refinance?  Có 2 cách.  Cách thứ nhất là lender sẽ gộp chung tất cả closing cost của bạn và cộng vào số nợ mới mà bạn muốn finance.  Đây là phương pháp hữu hiệu nhất mà lender dùng để “make money” từ Bạn. 

Một thí dụ để giúp Bạn hiểu rõ hơn.  Bạn đang làm chủ nhà và cái mortgage hiện tại của Bạn là $250,000 và Bạn đang trả 5.75% lãi suất, và vì lãi suất hiện tại là 4.25% nên Bạn muốn refinance.  Với mức 5.75% (30 năm) thì Bạn trả tiền vốn + lãi suất hàng tháng là $1,458.  Cho rằng tiền closing cost (appraisal, credit score check, lender fee, title search fee, etc) tổng cộng khoảng $8,000, lender của bạn sẽ cộng số tiền này vào cái mortgage và số nợ (refinance) mới sẽ là $258,000, chứ không phải $250,000.  Với mức lãi suất hiện tại 4.25% (30 năm) thì tiền payment hàng tháng (vốn + lãi suất) của Bạn bây giờ sẽ là $1,270.  Nếu so với số tiền Bạn trả trước đây là $1,458 thì bây giờ mỗi tháng Bạn trả ít hơn $188 (1,458 – 1,270 = $188).  Quá tốt, đúng không Bạn?  Bạn không phải ký check để trả một đồng nào cho lender mà mỗi tháng lại bớt tiền payment.  Chính vì vậy mà một số chuyên viên làm mortgage mập mờ có thể quảng cáo “free refinancing” là vậy.

Còn cách thứ nhì mà lender dùng để “make money” từ Bạn là nâng lãi suất lên.  Trong ví dụ trên, với lãi suất hiện tại áp dụng cho trường hợp của Bạn là 4.25% thì lender sẽ nâng lên thành 4.725% chẳng hạn.  Với số tiền lời từ 0.475% (4.725% – 4.25%) lender sẽ “credit back” cho Bạn dưới hình thức là closing cost.  Nói một cách khác, lender sẽ tính toán để số lời từ sự khác biệt giữa hai cái rate 4.25% và 4.725% tương đương với tiền closing cost của Bạn (và dĩ nhiên cộng thêm một mớ tiền lời riêng cho lender), và bỗng nhiên Bạn thấy mình được … free financing (vì lender “credit back” nên Bạn không phải bỏ tiền túi ra một đồng nào).  Hơn nữa mỗi tháng Bạn lại trả ít hơn $158 ($1.458 – $1,300) ($1,300 là payment hàng tháng từ số nợ $250,000 với lãi suất 4.725%).  Còn gì tốt hơn?Nhưng sự thực, như Bạn đã thấy, Bạn phải trả số nợ mới cao hơn nợ cũ.  Và vì vậy mà Bạn sẽ trả số tiền lãi suất nhiều hơn (số tiền lãi suất là tổng số tiền Bạn trả, khác với mức lãi suất).  Bạn giảm bớt tiền nhà bởi vì lãi suất xuống.  Và lender nhân dịp đó “make money”, nhưng lại che đậy sự thật và nói rằng đó là free refinancing.

Nhưng sự thực, như Bạn đã thấy, Bạn phải trả số nợ với một mức lãi suất cao hơn mức Bạn được hưởng.

Vì vậy chúng tôi muốn nhấn mạnh – There is no such thing as free refinancing.

Nhưng nếu chọn refinance, vậy cách refinance nào tốt hơn.  Theo nhận xét của chúng tôi thì chẳng có cách nào tốt hơn cách nào cả.  Tất cả tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, nhưng quan trọng hơn hết là Bạn phải biết thật rõ mình muốn gì và cần gì trong việc chọn refinance.  Khi Bạn thật rõ ràng cái Muốn và Cần trong quyết định của mình thì chuyên gia về mortgage có kiến thức và đạo đức nghề nghiệp sẽ hỗ trợ chia sẻ và cố vấn cho Bạn phương cách refinance nào đạt được hiệu quả nhất theo nhu cầu của Bạn.

Bạn có thể sẽ cần phỏng vấn đôi ba chuyên gia mortgage để thẩm định sự thành thật và kinh nghiệm, kiến thức của họ trong phạm vi mortgage.  Mọi quyết định của Bạn đều luôn luôn có cái giá đi kèm.  Nếu Bạn không trả trước thì Bạn sẽ trả sau.  Nếu lender không chịu phí tổn đó thì ai sẽ chịu?  Số tiền “saved” hàng tháng có đáng với số tiền Bạn bỏ ra để refinance không?  Bạn muốn rút ngắn thời gian trả mortgage thay vì 30 năm?  Đây là một vài điều trong số rất nhiều vấn để Bạn phải suy tính trong việc refinance của mình.

Để kết thúc bài này, chúng tôi muốn chia sẻ với Bạn việc FTC (Federal Trade Commission) cách đây khoảng một năm (Sep 2014) đã phạt một công ty tên Delta Prime Refinance thuộc bang Colorado $500,000 vì đã quảng cáo lừa gạt “free refinancing và giúp người mượn tiết kiệm hơn $2,000 một năm”.  Theo Jessica Rich, Director of the FTC’s Bureau of Consumer Protection, “An ad that says you can refinance your mortgage for free is clearly deceptive if you have to pay money at some point before you sign the dotted line”[1]

[1] Mortgage Lead Generator Will Pay $500,000 to Settle FTC Charges That It Deceptively Advertised Mortgage Refinancing ( https://www.ftc.gov/news-events/press-releases/2014/09/mortgage-lead-generator-will-pay-500000-settle-ftc-charges-it)




Nước Ở Arizona Từ Đâu Ra?

Đối với rất nhiều người Việt sống ở những tiểu bang khác ở Mỹ, Arizona là một vùng sa mạc rộng lớn với cát và (có thể)  lạc đà.  Bạn đọc sẽ cười chăng khi chúng tôi nói vậy?  Sự thật là đã có người nghĩ như vậy.  Nếu những ai xem phim Hollywood nhiều thì sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh sa mạc đầy cát bụi với lạc đà, và nước là một thứ quý hiếm ở sa mạc.

Thật sự vấn đề nước vẫn là một thứ hàng hoá (commodity) rất cần cho con người ở mọi nơi, nhưng đối với những tiểu bang như Arizona hay New Mexico hay Nevada thì nước là càng có giá trị.  Khi chúng tôi dọn đến tiểu bang Arizona này hơn 10 năm trước, câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra là “Nuớc đến từ đâu?” vì xung quanh chúng tôi là đất đai và không thấy sông ngòi.  Và khi dân số ở Arizona ngày càng tăng nhanh (Arizona là bang có số lượng người tăng cao nhất vào năm 2005 và 2006 trong số 50 tiểu bang), và theo thống kê năm 2014 thì Arizona có khoảng gần 7 triệu người.   Đặc biệt thành phố Phoenix và các vùng phụ cận (Phoenix Metropolitan Statistical Area – MSA) theo thống kê 2014 Arizona có vào khoảng gần 4.5 triệu người .  Theo ước tính của US Census thì Phoenix MSA có vào khoảng 3.2 triệu người vào năm 2000.  Nếu vậy thì trong vòng 14 năm dân số vùng Phoenix MSA tăng 1.3 triệu người, hay 41%.  Đây là con số rất cao so với mức tăng trưởng dân số trung bình của những tiểu bang khác là 23%.  Đây là một đề tài rất thú vị và có ảnh hưởng rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặt biệt là những ai sống ở tiểu bang Arizona.  Chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về đề tài này và trở lại trong một bài viết khác.

Trở lại vấn đề nước, khi nghiên cứu tìm hiểu thêm về mức độ tăng trưởng dân số ở Arizona, chúng tôi lại càng tò mò.  Arizona tìm nước ở đâu ra để phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, và đời sống sinh hoạt hàng ngày của biết bao nhiêu cơ sở kinh doanh, nhà hàng, siêu thị, các khu vui chơi giải trí, v.v., trong khi đất đai ở Arizona lại khô cằn và thuộc dạng đất sét (clay) rất cứng.  Và cũng vì công việc chuyên môn của chúng tôi là giúp thân chủ đầu tư phát triển địa ốc ở Arizona, nên chúng tôi lại càng muốn tìm hiểu câu trả lời.

Theo Arizona Department of Water Resources (ADWR) thì có 4 nguồn nước chính ở Arizona: Colorado River, surface water (hay dịch nôm na là nước trên mặt), ground water (nước ngầm), và effluent (nước tái sử dụng).

Colorado River: đây là con sông cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của khoảng vài chục triệu người của 7 tiểu bang Arizona, California, Nevada, New Mexico, Utah, Wyoming, Colorado và nước Mexico (đúng vậy, bạn đọc không lầm – đây là nước Mexico).  Quyền hạn sử dụng nước của dòng sông này rất phức tạp và cả một mớ luật lệ phải thường xuyên cập nhật để mỗi bang được fair.  Riêng phần Arizona thì được “chia phần 2.8 million acre feet cho mỗi năm (một acre foot là số lượng nước đầy một diện tích mặt một acre và độ sâu một foot; một acre foot tương đương với 325,851 gallons nước – có thể dùng cho một gia đình 5 người cho một năm)

Surface water: đây là nước (trên mặt) của những sông, ngòi ở Arizona.  Và nguồn nước này không được bao đảm lắm vì Arizona là xứ sa mạc nên lượng nước thay đổi thất thường và không lường trước được.  Để tận dụng tối đa nguồn nước này, Arizona đã phát triển một hệ thống dự trữ chứa nước (storage reservoirs) rất hiệu quả gần những con sông Salt, Verde, Gila, Agua Fria.

Ground water: theo ước tính của ADWR thì có vào khoảng gần 45% số lượng nước dùng ở Arizona phụ thuộc vào nguồn nước này.  Nguồn nước ngầm này được tìm dưới lòng đất từ những bồn chứa thiên nhiên (gọi là aquifer).  Đây là những bồn chứa đã có hàng triệu năm.  Arizona đã bơm nước từ những bồn này để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.  Tuy nhiên nếu bơm quá nhiều và không kịp để thiên nhiên bồi đắp vào số lượng nước bơm thì sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tương lai của Arizona.

Effluent: hay còn gọi là nước tái sử dụng vì đây nguồn nước thải ra từ các sinh hoạt hàng ngày ở Arizona.  Nguồn nước này được kiểm tra, thêm hoá chất, lọc, v.v., rất cẩn thận trước khi được đưa vào tái sử dụng – hầu hết là cho nông nghiệp, tưới các sân golf, công viên, giảm nhiệt máy móc công nghiệp, v.v.

Ai sử dụng nước nhiều nhất ở Arizona?

Theo thống kê của ADWR thì nông nghiệp (agriculture) sử dụng 69% số lượng nước ở Arizona.  Trước đây nông nghiệp dùng gần 90%, nhưng nhờ vào sự phát triển đô thị nên đất nông nghiệp giảm.  Thêm vào đó hệ thống thủy lợi tiến bộ đã giảm bớt mức dụng trong nông nghiệp.

Về nhì là công nghiệp (industry), và 2 nghành công nghiệp chính dùng nước ở Arizona là hầm mỏ (mining) và thuỷ điện (power generation).  Industry dùng vào khoảng 6%.

Và cuối cùng là đô thị (mulnicipal) với mức dùng 25%.  Đây là mức sử dụng bao gồm tất cả những cơ sở kinh doanh, nhà hàng, shopping center, nhà cửa, v.v.

Hy vọng qua bài viết này chúng tôi giúp bạn biết thêm một số thông tin quan trọng về những nguồn nước liên quan trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của bạn – mỗi khi bạn tưới cỏ, hay bạn rửa xe, hay bạn uống một ly nước, bạn biết rõ hơn nước ở Arizona từ ở đâu ra.  Tiểu bang Arizona sẽ còn phát triển rất lớn mạnh trong tương lai (theo ước tính thì dân số Phoenix MSA sẽ vào khoảng 5 triệu vào năm 2020 ), vì vậy vấn để bảo quản nguồn nước để tiểu bang vẫn tiếp tục phát triển rất quan trọng, và Arizona muốn mọi người ý thức hơn trong việc sử dụng nước trong tương lai.




MiniLux Tin Mới Đọc

Đây là một bài báo mà người điều hành và chịu trách nhiệm của Miniluxe phát biểu … Theo như ông Tony Pino, với $23 triệu đầu tư trong năm qua sẽ dùng để phát triển thêm 10 tiệm nữa tại Dallas vào cuối năm nay 2016 . Cũng theo như lời ông phát biểu, không phải công ty của ông không đủ sức để xây dựng cả trăm tiệm mà điều quan trọng là cần sự kiên nhẫn và xây dựng nền tảng đúng và chắc chắn, trước khi phát triển chuỗi Miniluxe theo dạng Starbucks.

Cũng theo như ông Tony phát biểu, thì những nhà đầu tư đã thấy được tiềm năng trong việc phát triển nghành nail nhưng họ vẫn chưa hài lòng về việc phát triển hơi chậm của Miniluxe, và muốn có những lợi nhuận từ việc đầu tư về nghành nail sớn hơn . Nhưng theo ông Tony thì việc đầu tư đó không thể có lợi nhuận ngay mà cần phải có thời gian dài hơn …

Nếu sức ép của các nhà đầu tư mạnh hơn, và nếu cuối năm nay miniluxe lai them 10 tiệm nữa để kiện toàn nền tảng …. thì không biết năm tới 2017 họ có toàn lực phát triển cả trăm tiệm hay không? Và nếu họ phát triển thì nghành nail Việt có bị ảnh hưởng trầm trọng hay không?

“One company has already demonstrated that a higher end chain concept for nail salons can work. MiniLuxe, founded in 2007, is a chain of 10 nail salons in Boston and now Dallas. Tony Pino, MiniLuxe’s director of business development, says that CueBall, the investment company which founded and backed the salon chain, was looking for an industry it could “Starbuck.” “We were saying, ‘What is something that is big but not good, that kind of succeeds in spite of itself?” Yep, nail salons, ripe for turning into Frappuccinos.

According to a January Times article, the company raised $23 million in venture capital which it used to expand to Dallas. Pino says that the company hopes to DOUBLE THE AMOUNT OF STORES BY THE END OF THIS YEAR. He’s non-committal about tackling New York:

“WE COULD BUILD A HUNDRED STORES, BUT WE THINK IT’S IMPORTANT TO BE PATIENT AND DO THINGS RIGHT AND WE’LL EXPAND TO OTHER MARKETS IN DUE TIME,” he says.

MiniLuxe, like the two NYC salons, distinguishes itself with a high level of hygiene, service quality (the company custom designed all of its own tools and boasts a standardized 35-step mani), safety and air quality and, yes, ethical labor practices. Pino notes that nail techs make $40,000 to $60,000 per year, thanks to a combination of an hourly wage that averages $15/hour, tips that average $7/hour and commission on retail sales in the shop. A manicure costs $20.

But it might not be easy to scale or even make a profit in nail salons. Pino notes that the business is capital intensive, takes a long time to see a return, and is operationally complex. “This is a very hard business to be in,” Pino says. “It’s taken us a long time to start to get things right. We initially had to be patient. Most people choose where to go get a service based on convenience and price. Eventually people started to understand that coming to MiniLuxe meant something different.”

Due to the horrifying issues that have come to light, that part will likely be easier for future investors or entrepreneurs in this space to overcome since consumers now have a better understanding of what that low price is actually paying for. But potential investors be warned: “We’ve been in the space a long time and we love it, but it’s not a space where you would go to make quick money,” Pino says”

Nguồn: http://fashionista.com/…/what-will-happen-to-the-nail-salon…




Coi Bộ Kỳ Này MiniLuxe “Chơi Thiệt”?

Sau chiến dịch bắt các tiệm Nail tại New York tháng 5/2015 thì các quan chức New York bắt đầu thành luật và bắt các tiệm Nail phải giữ đúng mức lương tối thiểu và phải có bond mới được hoat động, thì tờ huffingtonpost lại đăng một bản tin bất lợi cho cac bạn làm Nail, khi các quan chức của New York bắt đầu “quậy” tới vấn đề “air quality” trong tiệm Nail …

New legislation from the Governor’s office is a critical step in the right direction. And legislation from the Public Advocate’s office is pending in the New York City Council. But we need more than new laws. With around 2,000 nail salons in New York City, government can’t adequately address the issue on its own.

This is a public health dilemma that calls for the kind of innovation made possible through public-private partnerships. That’s why the Office of the Public Advocate and Pegasus Capital Advisors are working together to launch a pilot program of a potentially game-changing technology that will incentivize improved air quality and health conditions in New York City nail salons. Because of the gravity of the issue, we’ve made this commitment to nail salon safety through the Clinton Global Initiative, a pioneer in facilitating cross-sector solutions such as ours and will encourage us to share lessons learned.

Starting in January 2016, we will begin providing nail salons around the city with free prototypes of the Genesis Light, a 24-hour lamp that monitors air quality and impacts health. The light – a new innovation from Pegasus portfolio company Lighting Science, a global leader in LED technology — sends manicurists, customers and city health officials an alert based on the presence of volatile organic compounds (VOCs), including formaldehyde. While the technology engineered within the Genesis Light is complex, the functionality is simple: A green light for clean air, a red light for toxic air. It also communicates with mobile devices via an app and has the capacity to archive its findings on a digital platform online that will eventually be available to the public.

http://www.huffingtonpost.com/…/a-commitment-to-cleaning-_b…

Và tờ Fortune trong bài viết về làm sao các tiệm Nail bên New York làm sao có thể sống còn sau chiến dịch thanh trừng đã dùng cách thức trả lương giờ của Miniluxe làm khuôn mẫu …

New York’s new regulations require salons to be bonded, so those assets can be tapped for worker reimbursement if salon owners aren’t paying fairly. Getting such a bond for several thousand dollars shouldn’t be too prohibitive for salons, and would further protect employees, says New York City employment attorney Lloyd Ambinder, a partner at law firm Virginia & Ambinder, LLP, which is representing workers who filed suit against Envy Nails, alleging wage and other labor violations.

And while increased wages and bond requirements also increase overhead, investing in workers isn’t necessarily a death knell for affordable services. Nail and waxing salon chain MiniLuxe, which has nine locations in Massachusetts and Texas, offers full-time employees 401(k) options, health care benefits, and paid time off. CEO Sue Thirlwall says these policies also helps it retain workers. MiniLuxe’s signature manicure is still only $20 and its signature pedicure is $39.

http://fortune.com/…/how-the-nail-salon-industry-can-clean…/

New York là một trong những thành phố nổi tiếng nhất của nước Mỹ về nghành thời trang và thẩm mỹ … Nếu các quan chức New York đã biến thành luật thì dần dần các tiểu bang khác cũng sẽ copy theo sau … Khi mà chính sách của Miniluxe trở thành tiêu chuẩn của các tiệm nail thì lúc đó các bạn bắt đầu mệt …




Biến MiniLuxe Thành “Starbucks Của Nghề Nails”

GẶP NGƯỜI PHỤ NỮ MUỐN BIẾN MINILUXE THÀNH “STARBUCKS CỦA NGHỀ NAILS”

Với những salon phong cách mới, tập tục tiệt trùng cao làm bệnh viện phải ghen tỵ và những dịch vụ sang-mà-rẻ, bà sue Thirlwall đang dự định đem MiniLuxe với số lượng lớn và làm khuynh đảo thị trường nail 7.3 tỉ mỹ kim nói riêng và thị trường nghề đẹp nói chung.

VIẾT: LYDIA DISHMAN, CHUYỂN DỊCH: THÀNH LÊ

Sue Thirlwall tin rằng giấc mơ Mỹ nằm ngay trên đầu móng tay của bạn. Bằng cách chia quyền thương mại hoá (franchising) MiniLuxe, một chuổi tiệm nail chuyên về móng siêu sạch, Thirlwall nhận định rằng tất cả mọi người (với chút kinh nghiệm có sẵng) có thể nhanh chóng thành công trong “con đường vô cùng bất ngờ” để làm chủ một tiệm Nail.
Với ước muốn thống trị thị trường 7.3 tỉ đô la, giám đốc điều hành mới của công ty từ thành phố Boston MiniLuxe dự định đem “Starbuck của nghề Nail” đến khắp nơi trên nước Mỹ.

Bằng cách dùng những không gian có tính cách riêng của chuổi cửa hàng với những khung gỗ nâu, mặt bằng trắng trong, ghế màu kẹo, cũng như những cách tiệt trùng trên tiêu chuẩn và giá rẻ, Thirlwall tiêu chí hạ bệ những trãi nghiệm lem nhem và khô ráo thường thấy ở những tiệm cuối đường. Gồm có tầng cấp mới trong chăm sóc cá nhân, với cả những khách không hẹn, và siêu-tiệt-trùng sạch sẽ. Khách hàng có thể tham quan hệ thống diệt trùng của bệnh viện trong của MiniLux “Clean Lab” với thiết kế không dùng jet và đảm bảo nước ngâm chân sẽ không được lưu lại.
Bà ta cũng để mắt tới việc tạo nhãn hiệu riêng biệt cho những hiệu nước sơn, lotion, chà gai. “Nước sơn và sơn môi là những sãn phẩm không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế” Thirlwall nói. “Phụ nữ trẻ ngày này không mang nhiều môi son như xưa nhưng họ hay thử nghiệm những màu móng mới.” Nếu lịch sữ là một kim chỉ nam thì đây là tiềm năng lớn. Marcia Kilgore tạo Bliss Spa từ một địa điểm và tạo một chuổi sản phẩm rồi bán với giá $30 triệu đô cho công ty LVMH.
Để làm việc này, Thirlwall đã dùng nhiều năm xây dựng và tạo thương hiệu. Bắt đầu từ 15 tuổi tại Shakey’s Pizza, Thirwall nhận bằng MBA từ Harvard rồi cộng thêm kinh nghiệm làm điều hành tại YUM! Brands/Pizza Hut, nơi mà bà ta đã giới thiệu khái niệm Wing Street, và tại Dunkin’s Brand bà đã làm sống lại trên 2,600 tiệm Baskin-Robin thương hiệu, nơi mà bà ta đã giới thiệu khái niệm Wing Street, và tại Dunkin’s Brand bà đã làm sống lại trên 2,600 tiệm Baskin-Robin thương hiệu.

Fast Company gặp gỡ Thirlwall vừa rồi và đã nêu lên những thách thức để tạo nên một thương hiệu quốc gia từ 6 tiệm Nails, tương lai của thương hiệu này, và những ưu đãi ưa thích của bà.

FAST COMPANY: Đầu tiên, chúng tôi phải biết: Kinh doanh kem, pizza, và Nail giống nhau gì?
SUE THIRLWALL: Theo tôi, đẹp và đồ ăn chẳng khác nhau gì mấy. Sạch sẽ và tiệt trùng là quan trọng nhất. Đa số kinh doanh pedicure là không hợp vệ sinh mà người dân thì không biết điều này. Nhưng khi bạn vào nhà hàng thì bạn yêu cầu người phục vụ phải rữa tay và không nhặt đồ ăn dưới đất.

Hơn nữa, nhiều khái niệm đồ ăn giúp tiên phong những trãi nghiệm tốt về ăn uống. Đó là tại sao chúng tôi muốn “Starbucks” tiệm Nail. Hiện tại chúng tôi đang xây dựng cái ý thức. Khi bạn đã trãi nghiệm được sự khác nhau, bạn sẽ không thể về lại chổ cũ.
FAST COMPANY: Làm thế nào để có một không gian thân thiết như thế?
SUE THIRLWALL: Bạn phải có đặt tính từ một thương hiệu với tính cách như vậy và tìm cho mình một cộng tác ủng hộ và cùng ước muốn tạo nên một thương hiệu như vậy. Nó là một sự xây dựng quan hệ ở tầng lớp thân thiện. Với manicure và pedicure, nó rất quan trọng để có một mối quan hệ với khách hàng của bạn. Bạn cần có ao ước làm lên sự khác biệt trong đời sống của khách hàng.
FAST COMPANY: Cơn khủng hoảng kinh tế có thể đã qua, nhưng với rất nhiều người ngần ngại trong việc tiêu xài, tại sao bà nghĩ đây là thời điểm để đưa ra MiniLuxe?

SUE THIRLWALL: Chúng tôi bắt đầu từ khi khủng hoảng vừa bắt đầu, chúng tôi đang phát triển nhưng vẫn giữ giá cả ở mức thấp. Minicure Lux 30 phút của chúng tôi chỉ có giá $19 và đảm bảo trong vòng 3 ngày. Tôi tin rằng đây là thời điểm tốt vì giá cả rất phải chăng nhưng quan trọng hơn là rất hợp vệ sinh. Chất lượng là sự thừa kế để một kinh doanh được thành công. Dịch vụ của chúng tôi là sự lựa chọn thích hợp trong ngành nghề mà đa số là chọn cạnh tranh trên mặt giá cả. Chúng tôi biết chúng tôi đáng giá cao hơn, nhưng chúng tôi không chọn làm điều đó.
FAST COMPANY: Nhưng mà manicure được đảm bảo nhiều ngày có cam đoan được sự quay lại của khách hàng không?

SUE THIRLWALL: Trường kinh tế đã là một trãi nghiệm đáng quý – Tôi vẫn còn trên tấm bảng của nhà trường Harvard – nhưng có nhiều điều con người vẫn không thể dạy được cho dầu nó là từ sự huấn luyện theo cách Socratic (một nhà kinh tế, triết lý học nỗi tiếng thời Hy Lạp).
Mối quan hệ là một chuyện. Nhưng khi bạn lớn lên trong thế giới mà tôi đã trải qua, với 3 thế hệ trong một nhà, nó vẫn quay về với chất lượng, cá tánh, và sự chính trực. Tôi muốn đem kinh nghiệm quý giá này để giúp những người khác. Mỗi ngày là một ân sủng và một điều đơn giãn như bộ manicure cũng có thể làm nên thiên đường. Đó là cơ hội ít ỏi của nhiều người để được thư giãn trong nguyên một tuần.
Cái hay là họ sẽ trở lại là vì chấp lượng phục vụ. Nhiều người khách xác định thời gian là manicure, hoặc wax theo thời khoá biểu riêng nên không thích làm những điều đó chung một lần. Chúng tôi quan tâm hơn về cách cho mọi người một trãi nghiệm tuyệt vời và muốn trở lại. Chúng tôi muốn họ khoe và đăng trên mạng xã hội là manicure của họ đã qua được thời gian dài.

FAST COMPANY: Tương lai của những chuổi thương mại tiệm Nail sẽ như thế nào?

SUE THIRLWALL: Nó không được nhắc đến nhiều nhưng những kiểu chuổi cửa hàng như thế tạo đa số việc làm ở Mỹ. Có khoảng 70,000 tiệm nail và thị trường của trên 7 tỉ đô và nền kinh tế. Và cũng là cơ hội phát triển quốc tế. Đã có nhiều tiệm Nail, waxing, và làm đẹp đã bắt đầu giới thiệu việc làm cách làm hợp vệ sinh. Điều này rất là quan trọng.

Chúng tôi đang làm việc cật lực để phát triển thương hiệu, tạo tiêu chuẩn, và tìm cộng tác thích hợp. MiniLuxe cho phụ nữ và nam giới một sự lựa chọn khác để nâng cấp toàn thể nghề này.

FAST COMPANY: Nghề sắc đẹp đa phần là phụ nữ, vậy có một sự phản đối nào của nam giới để tham gia không?

SUE THIRLWALL: Đây là một nghề trong thương mại rất liên quan đến đàn ông vì họ có thể tìm thấy sự tương quan từ mẹ, vợ, và em gái. Tôi không thấy sự khách biệt gì để cộng tác với nam giới. Họ biết đây là một việc kinh doanh đang chuyển mình đổi mới và đang làm rất tốt.

FAST COMPANY: Vậy có nghĩa là đàn ông cũng có thể chuyễn mình đổi mới bàn chân của họ nữa?

SUE THIRLWALL: Đó là việc đang rất thịnh hành. Johnny Depp đeo sơn móng tay và Hoàng Tử Harry đã từng bị bắt gặp dùng sơn màu xanh. Nhưng chúng tôi có khối dịch vụ ít mạo hiểm hơn dành cho đàn ông mà không cần có nước sơn.

FAST COMPANY: Vậy những ưu đãi ưa thích của bà là gì và bà sẽ giới thiệu dịch vụ gì?

SUE THIRLWALL: Lớn lên là chị cả trong gia đình 3 chị em tôi là một người con gái thuần tuý nữ tính. Tôi thích shellac pedi với cạo da chân và tôi rất tỉ mỹ với bàn chân của mình. Một dịch vụ bằng dầu ấm đung nóng bằng đèn cầy mà không đến nỗi bõng bàn chân thì rất ư là mát mẽ và sản khoái.

Original Article: http://www.fastcompany.com/…/meet-woman-who-wants-make-mini…

Trao đổi với các fans trên Facebook

Chuong Tran: Rất cám ơn Anh Thanh Le đã bỏ công sức và dịch thuật lại cho các ACE. Đây là một thông tin bổ ích giúp cho các ACE trong nghành Nail có thể học được cách kinh doanh của người Mỹ … Mặc dù MiniLuxe sinh sau đẻ muộn … trong khi mỗi góc ngã tư đều có các tiệm Nail . Nhưng MiniLuxe vẫn không hề run sợ trước các đối thủ … Họ vẫn ung dung thuyết phục được các nhà đầu tư tin tưởng vào kế hoặch thương mại của họ … Với mục đích rõ ràng, tầm nhìn chiến lược xa rộng với một cách tiếp thị manh… Miniluxe sẽ trở thành mối đe doạ lớn cho người Việt Nam … Vì cộng đồng Nail của người Việt đang vướng vào 5 lỗi lầm lớn: Vi phạm luật lao động và thuế … Thiếu vệ sinh, Thiếu Tiếp Thị và Thiếu đào tạo phục vụ … Cho nên, chỉ cần khi bộ lao động và sở thuế tiến hành phạt vạ, thì các tiệm Nail Việt càng thêm nguy khốn … Chỉ mới nghĩ so sơ đã cảm thấy lo cho các ACE trong tương lai …

Luong Hoang: Thực ra thợ mà không có phương pháp đào tạo và quản lý tốt thì cũng chỉ là một đám ô hợp.
Giống như người Việt làm nô lệ trên chính quê hương mình vậy

 
Thanh Le: Anh quên mất là bà ấy có đề nghị làm cộng tác rồi, có nghĩa là ai cũng có thể franchise. Nếu sức ép đủ, thì chắc chuyện này sẽ thực thi thôi. Đây không phải là cạnh tranh ở sắc tộc mà là trên đó nữa, thợ có giõi hoặc đông mà không đoàn kết hoặc hổ trợ nhau thì sẽ thành thợ của MiniLuxe thôi, không có mất việc làm, sợ gì?
 
Chuong TranKhông dễ đâu.. khi vào hệ thống franchise thì phải theo qui luật của họ chú không phải muốn làm là làm, muốn nghỉ là nghỉ , muốn trả lương theo ý mình la được … tất cả phải theo trình tự của họ huấn luyện .. Nếu làm sai là bị đưổi ngay … Lúc đó không phải tìm việc trong nghành nail dễ dàng như bây giờ … Hiện giờ họ còn chưa chuẩn bị kịp nhưng với số vốn lớn nếu họ mở trường Nail đào tạo nhân viên cho chính họ sau khi làm việc thì trừ lưong dần dần … Lúc đó vấn đề thợ Nail không còn khan hiếm như hiện tại thì lúc đó những bạn đi làm Nail phải giỏi tiếng Mỹ mới có thể cạnh tranh được với thợ mới ra trường … Cái nguy hiểm nhất la họ sẽ thành lập một hiệp hội Nail Mỹ … Nếu họ đủ mạnh họ sẽ tác động lên chính quyền dùng chính chương trình học và thi theo trường của họ … Điều này đã xẩy ra cho nghành Massage … Lúc đó muốn có bằng nail đã khó, mà khi renewal đòi hỏi thi tiếng Mỹ nữa thì dần dần cộng đồng Nail người Việt se rơi vào thiểu số và thua cuộc … Đây không phải là cuộc chiến gia tay nghề … Mà về sức khỏe, quản lý, tiếp thị và chính trị …
 

Bình Nguyễn: Nước mỹ có nhiều cơ hội, việt nam rất thông minh và cần cù…
Hãy tạo ra sức ép với người việt nam, bạn sẽ thấy người việt vượt lên và thành công!

 
Chuong Tran: Bạn nói đúng không sai … Có thể nói.. không có nghành nghề nào trên nước Mỹ là không có người Việt nhúng tay vào … Nhưng chỉ có nghành Nail là người Việt mới thống trị … Còn lại thì chỉ là thiểu số luôn chịu áp lực từ đa số… Cho nên cuối cùng cũng chỉ đi làm công cho người Mỹ mà thôi … Nguyên do thất bại của người Việt chúng ta là thừa kỹ thuật nhưng thiếu kinh nghiệm về quản lý điều hành tiếp thị phục vụ … Cho nên vào bất cứ nghành nào cuối cùng chúng ta cũng lại rơi vào cảnh hạ giá lấy công làm lời, rồi lại tìm cách trốn thuế, vi phạm luật pháp … Trong kinh doanh khi mình hạ giá xuống là bắt đầu tròng đầu vào thòng lọng … chỉ chết nhanh hay chậm trong một thời gian ngắn mà thôi … Vì thiếu vốn thiếu kinh nghiệm, không chịu học hỏi, cũng không biết mướn các chuyên gia, nên dù có thể cầm cự thì cũng không sao lớn nổi … Cho nên, dù có dẹp nghành nail hay sau này ra nghành khác thì cuối cùng cũng như vậy…




Ai Dám Coi Thường Nghành Nails?

Khi những nhà đầu tư Mỹ nhúng chân vào nghành Nail, thì các bạn sẽ phải bắt đầu ”chiến đấu” với những chuyên gia tốt nghiệp tại các trường học nổi tiếng như Hardvard, UCLA.

MiniLuxe là tên gọi của một hệ thống Nail Franchise của Mỹ được thành lập từ năm 2007. Cơ sở đầu tiên của họ được bắt đầu từ Boston và bắt đầu lan toả đến Texas . Trong năm qua 2015, họ đã kết hợp với nhà đầu tư và tạo ra số vốn lên đến 23 triệu, cho sự phát triển các cửa tiệm trong năm 2016 . Mục đích chính của MiniLuxe là muốn biến các tiệm MiniLuxe Nail thành Chuỗi tiệm Nail như hệ thống của Starbucks.

Cách thức kinh doanh tiệm Nail của họ chú trọng về Vệ Sinh bằng cách sử dụng các loại dụng cụ khử tiệt trùng cao cấp của nhà thương hay văn phòng nha sĩ là AutoClave Sterilizer. Điều chú trọng thứ hai là đào tạo, lập kế hoạch và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. MiniLuxe hiện nay có khoảng 200 nhân viên làm việc toàn thời gian và bán thời gina. Tất cả nhân viên đều có bảo hiểm y tế của công ty, lãnh lương giò, được nghỉ vacation, chia sẻ lợi nhuận và có luôn cả 401 (k).

Cũng bắt đầu từ một tiệm Nail như các bạn, nhưng qua cách tổ chức và điều hành, mục đích và tầm nhìn … Có thể nói, họ chẳng có gặp bất cứ vấn đề gì như: vi phạm luật lao động, sở thuế, thợ quậy, chia/tua chia phiên, thợ bao v.v. Họ dần đang khẳng định vị thế của họ, dù rằng giá phục vụ của họ khá cao. Ngược lại, thì cộng đồng Nail của chúng ta cứ tự hạ giá giết nhau… giữa thợ với chủ thì luôn xung đột. Nếu các bạn không biết đoàn kết và có một tần nhìn chung, thì mai sau này, bạn sẽ biết nếm mùi “thất nghiệp” như thế nào khi làm cho chủ Mỹ.

Đây là lời giới thiệu về “Đầu Não” của Miniluxe … Không những toàn những nhân vật xuất thân từ trường Đại học danh tiếng như Harvard, UCLA mà họ còn có cả một đội ngũ Bác sĩ tư vấn khá nổi tiếng …

Mai kia mốt nọ, nếu họ thành công thì ai dám coi thường nghành Nail nữa …

MiniLuxe is transforming the $10 billion nail, brow, and waxing industry. Our mission is to provide more than just nail and beauty care — we exist for our customers’ “self-care.” Our philosophy of self-care is built on the belief that by expertly delivering deeply caring personal service experiences we enable our clients to be ready and able to take care of themselves and everything else in life.
MiniLuxe fulfills our philosophy by exceeding our clients’ expectations for quality, convenience, and value. Our list of industry-leading attributes is long: impeccable cleanliness and dedication to hygiene, craftsman-quality service, refreshing, healthy and comfortable spaces, above-board employment practices, and thoughtfully-integrated technology solutions, such as 24×7 online booking.
MiniLuxe currently has eleven locations in the greater Boston area and one in the Dallas area. The brand has won numerous accolades, including Best of Boston, Best of Dallas and has nationwide growth plans.

The MiniLuxe Executive Team

Tony Tjan – Chairman & Founder
Tony is CEO and Managing Partner of the Cue Ball Group, one of the primary investors in MiniLuxe. Tony has a successful track record as an entrepreneur, investor, and strategic advisor and is a World Economic Forum Global Leader for Tomorrow. He is a graduate of the Harvard Business School, and recently co-authored a best-selling book for entrepreneurs titled “Heart, Smarts, Guts and Luck”.

Andrew Ervin
Andy serves as Senior Vice President of Finance & Administration for MiniLuxe. Andy most recently served as Principal at The Parthenon Group, developing growth strategies for clients in the retail and consumer goods industries. Andy is a graduate of the Tuck School of Business at Dartmouth College.

Tony Pino
Tony serves as Business Development Officer for MiniLuxe. He joined the company as a continuation of his seven years with Cue Ball, our largest investor. Tony began his professional career at Blackstone and is a graduate of Harvard College.

Board of Directors

Mats Lederhausen
After a long career as both a joint venture partner and senior executive of McDonalds Corporation, Mats formed his own private equity firm, Because, based on the philosophy of investing brand with a “purpose bigger than product”. Mats had led and managed investments in well-known brands such as Chipotle Mexican Grill, Boston Market, RedBox DVD, and Pret-A-Manager.

Matt Cornue
Matt is the Chief Investment Officer for the Horowitz Group, a family investment office based in Southern California. Matt previously co-founded LendAmend LLC, a software company in the financial technology sector, which was acquired in 2013. He is also on the Board of Directors at Lemonade Restaurant Group. Matt is a graduate of Harvard College and the UCLA Anderson School of Management.

The Experts
A special group of advisors — from top podiatrists, to renowned doctors, architects, and beauty and fashion editors — stands behind the MiniLuxe leadership team. Their insights ensure that MiniLuxe continues to elevate nail and beauty care to the plane of self-care.

Dr. Carolyn Siegal
Dr. Carolyn Siegal is a successful podiatrist and CEO of Dr. Carolyn Collection, her company that distributes foot related products nationwide. She has been featured in many national publications as an expert in nail salon sanitation and various foot health issues.

Richard Dantas
Richard Dantas currently oversees Bliss in his capacity as Vice President, Strategy of Starwood Hotels and Resorts Worldwide.

David Hacin
David Hacin founded Hacin + Associates / H+A, an architecture and design studio located in the arts district of Boston’s South End. H+A has helped build brands such as Fresh and A.T. Cross and has created the sets for a hit Bravo television show, Queer Eye for the Straight Guy.

Catherine Viscardi Johnston
Recently recognized as one of the 100 Most Influential Women in Business by Crain’s New York Business, Catherine Viscardi Johnston has held a variety of executive positions at Condé Nast Publications, including Associate Publisher of Architectural Digest, Publisher of Mademoiselle, and Executive Vice President.

Dr. Ruth E. Tedaldi
Dr. Ruth Tedaldi, M.D. is one of the nation’s leading dermatologists and is the founder of Dermatology Partners, Inc., in Wellesley, MA. One of the first local dermatologists to practice cosmetic dermatology in the spa setting, she has been widely sought out for her dermatological expertise by national and local media, including Harper’s Bazaar, Self, Shape, Allure, Kiss 108FM and WHJJ 920AM. Dr. Tedaldi has been instrumental in defining MiniLuxe’s skincare offerings.




T.I. Là Gì? Lợi Hại Ra Sao?

Nói đến 2 mẫu tự TI thì rất ít người Việt, nhất là những người chủ tiệm Việt, hiểu và biết về 2 chữ TI. Vậy TI là gì? và ứng dụng của TI ra sao?

Bài viết này sẽ giúp cho Bạn có những khái niệm căn bản về TI và cách tính của chủ phố khi đi thuê mướn một nơi làm cơ sở kinh doanh. Còn làm sao để Bạn có thể đạt được sự thương lượng đến mức tốt nhất, thì Bạn cần phải tham khảo, nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn; và Bạn cũng cần phải có khả năng, kinh nghiệm thương thuyết nhiều hơn.

TI là 2 mẫu tự được viết tắt từ 2 chữ “Tenant Improvements” tạm dịch là: cho phép người thuê được sửa sang/cải tiến chỗ/tiệm thuê mướn theo ý mình. Thật ra, đúng nghĩa thì phải dùng là T.I.A. (Tenant Improvement Allowances) hơn là TI (Tenant Improvements). Nhưng thường, những chuyên gia, thì hay thích ngắn ngọn, và dùng 2 mẫu tự TI nhiều hơn.

Như vậy, TI có nghĩa là: khi Bạn đi thuê mướn một cửa tiệm, thì chủ phố sẽ có khoản mục hỗ trợ “cho vay” một số tiền, để Bạn được sửa sang căn tiệm của Bạn, theo nhu cầu tiệm của Bạn kinh doanh.

Thí dụ: Bạn muốn mở một tiệm Nail trong một khu thương xá (plaza) nào đó. Nếu cửa tiệm của Bạn muốn mướn, còn trống (nếu là khu plaza mới mở – dạng nầy gọi là grey hoặc vanilla shell – danh từ chuyên môn trong địa ốc đầu tư), hay một cửa tiệm, đã cho thuê mướn trước đây, nhưng nay, không còn thích hợp với hình thức kinh doanh theo tiệm của Bạn, thì Bạn có thể yêu cầu, người chủ phố “cho vay” tiền sửa sang tiệm của Bạn. Sự “cho vay” này, gọi là T.I.

Không ít những chuyên gia địa ốc (agent) người Việt, khi đi thương lượng TI, thường hay gọi đó là tiền chủ phố “cho” để sửa sang. Hiểu như thế, thì chỉ đúng có một nửa. Bởi vì, tiền đó không phải chủ phố “cho” Bạn, mà là “cho Bạn vay”. Có nghĩa là, Bạn phải trả lại một giá nào đó, thí dụ như Bạn phải ký hợp đồng dài hạn hơn, và/hoặc phải chịu trả tiền thuê hàng tháng cao hơn v.v.

Vì sao các agent Việt lại gọi là “cho,” thay vì “cho vay,” thì chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn trong phần ứng dụng TI thế nào.

Vậy Ứng Dụng Của T.I Ra Làm Sao?

Trước khi nghiên cứu sâu hơn về sự ứng dụng của TI, chúng tôi nghĩ, Bạn cần phải có thêm một ít kiến thức căn bản về nghành bất động sản thương mại (commercial real estate) như thế nào đã.

Trong giao dịch mua bán/ trao đổi (exchange)/đầu tư bất động sản, các nhà đầu tư bất động sản thường chia nghành đầu tư thành hai nghành riêng biệt:

  1. Nghành bất động sản dân cư/nhà ở (residential real estate) và
  2. Nghành bất động sản thương mại – thuê mướn cửa tiệm (commercial real estate)

Trên căn bản, cả hai nghành đều có những nét giống nhau trong các vấn đề giao dịch như: cho thuê/mướn, hay mua bán nhà ở, hay cơ sở thương mại. Nhưng trong vấn đề đầu tư, thì hai nghành lại có một số khác biệt rất quan trọng. Đơn cử, một trong những sự khác biệt to lớn nhất, đó là giữa việc định giá bán cho một căn nhà và một khu plaza.

Giả dụ: Nếu Bạn có một căn nhà đang ở, Bạn muốn bán, thì Bạn phải theo giá thị trường. Nếu thị trường trong khu vực của Bạn đang lên, thì Bạn sẽ bán được giá cao. Ngược lại, nếu giá thị trường thấp, thì Bạn phải bán giá thấp. Dĩ nhiên, bán giá cao hay thấp, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, nhưng căn bản là: khi bán nhà, Bạn vẫn phải phụ thuộc vào giá thị trường trong khu Bạn ở.

Ngược lại, khi Bạn có một khu plaza muốn bán, thì Bạn lại không bị ảnh hưởng nhiều, hay bị “khống chế” bởi giá cả thị trường, mà Bạn lại lệ thuộc phần lớn vào cơ sở thương mại của Bạn, có bao nhiêu khách thuê, và thuê mướn bao lâu.

Thí dụ: Bạn có một cơ sở thương mại, có 10 cửa tiệm, và mỗi cửa tiệm cho thuê với giá $1,000/1 tháng. Như vậy, cuối năm Bạn thu được 10 x $1,000 x 12= $120,000. Trừ tiền chi phí (mướn người dọn dẹp, sửa chữa, v.v.) khoảng $20,000, thì tiền thu vào (net income) cuối năm của Bạn sẽ là $100,000. Nếu như, lúc Bạn mua cơ sở thương mại đó $1,000.000, thì tỷ lệ lời (“capitalization rate” hay còn gọi là “cap rate”) của Bạn sẽ là:

Cap Rate = tiền thu hằng năm / tiền mua căn tiệm = $100,000/$1,000,000 = 10%

Giả sử, năm thứ hai, Bạn tăng tiền thuê lên $100/1 tháng, thì tiền thu mỗi năm sẽ là:

10 x $1,100 x 12= $132,000/1 năm, và khu plaza trong năm thứ hai, sẽ có trị giá như sau (nếu vẫn dùng cap rate 10%):

Trị giá plaza = tiền thu hằng năm/cap rate = $132,000 /10% = $1,320,000.

Như vậy, trong vòng 1 năm, Bạn lời được $132,000, nếu như Bạn bán cơ sở thương mại này.  Nếu tính theo tỉ lệ phần trăm lời, thì Bạn thật sự rất thành công – 32% trong một năm (1,320,000 – 1,000,000 / 1,000,000 = 32%)

Nếu may mắn hơn, giá thị trường đang lúc lên cao, thì Bạn có thể nâng giá theo giá thị trường, cộng thêm với trị giá tài sản, thì Bạn sẽ lời nhiều hơn. Nhưng, nếu thị trường chững lại, hay kém phát triển, mà cơ sở của Bạn vẫn cho mướn hết, thì Bạn vẫn lời to ($132,000/1 năm), mà không hoàn toàn bị giá thị trường khống chế sự lời lỗ của Bạn.

Có thể nói, đầu tư trong nghành cơ sở thương mại thú vị hơn, vì người đầu tư có thể tự mình “khống chế giá cả,” thay vì phải lệ thuộc vào thị trường. Và chắc chắc, lợi nhuận từ đầu tư về cơ sở thương mại cũng nhiều hơn, so với đầu tư về nhà ở. Nhưng chẳng sai, khi phong hiểm cũng sẽ nhiều hơn, nếu không có những kế hoặch và chiến lược quản lý tiếp thị hữu hiệu. Và đây là một thí dụ điển hình.

Giả sử, nếu trong 10 căn tiệm, Bạn chỉ cho thuê được 5 căn tiệm, thì chuyện gì sẽ xẩy ra?

Thí dụ 2: 5 x $1,000 x 12= $60,000

Nếu năm thứ hai tăng $100/1tháng, và chi phí cho plaza là $10,000 trong năm,

5 x $1,100 x 12 = $66,000 và trị giá plaza = $56,000/10% = $560,000 và hay Bạn lỗ $440,000 trong năm thứ hai.

Như vậy, dù giá thị trường có tăng nhiều nhất khoảng 5%/1 năm = ($60,000), nhưng nếu số tiệm cho thuê giảm, thì giá trị tăng của thị trường, cũng không thể kéo lại trị giá cơ sở thương mại như vốn mua ban đầu (lỗ $440,000 – $60,000= $380,000).

Đó chính là những nét căn bản trong việc đầu tư về cơ sở thương mại.

Từ hai thí dụ nêu trên, Bạn có thể thấy, để trống nhiều căn tiệm sẽ ảnh hưởng lớn thế nào đến giá của cả khu plaza, cũng như quyết định sự lời to, hay lỗ nặng của chủ phố. Cho nên, chương trình TI được chủ phố đưa ra, để “khuyến dụ” Bạn vào thuê mướn cửa tiệm trong plaza của họ, nhằm mục đích gia tăng trị giá plaza của họ, nếu họ muốn bán plaza của họ có lời.

Nếu Bạn để ý kỹ, Bạn sẽ thấy chúng tôi đóng ngoặc kép trong hai từ “khuyến dụ.” Bởi vì, nếu Bạn không có kinh nghiệm, thì Bạn sẽ hối hận về sau. Để giúp cho Bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ dùng lại thí dụ 2: khu plaza còn trống 5 cửa tiệm.

  Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
T.I $50,000        
Tiền mướn hàng tháng $1,966 $2,066 $2,166 $2,266 $2,366
Tiền mướn 1 năm $23,592 $24,792 $25,992 $27,192 $28,392
           

Qua cách tính trên, Bạn sẽ thấy chủ phố sẽ chịu hỗ trợ cho Bạn $50,000 tiền TI để Bạn sửa sang/ cải tiến theo ý Bạn. Nhưng số tiền đó, không phải “cho” Bạn không đâu, mà họ “cho Bạn vay” mà có tính cả tiền lãi nữa đấy (dĩ nhiên, cũng có chủ phố không tính theo cách này).

Cách tính căn bản của họ như thế này: đem $50,000 cho Bạn vay, với lợi tức là 6% cho 5 năm. Như vậy, mỗi một tháng, Bạn phải trả thêm $966, cộng với số tiền cho mướn ban đầu là $1,000/1 tháng, thì Bạn sẽ phải trả tổng cộng là $1,966 cho 1 tháng.

Không những Bạn phải trả tiền lãi cho tiền T.I, mà nguy hiểm hơn, đó là tiền NNN (hay “Triple Net”) có thểsẽ dựa trên tổng số tiền thuê hàng tháng của Bạn để tính.

Thí dụ: tiền Triple Net cho một năm là 42% hay 3.5%/1 tháng. Nếu:

Bạn mướn giá: $1,000 x 12= $12,000 x 42% = $5,040/12= $420 hay $1,420/1tháng (tổng cộng)

Bạn mướn giá: $1,966 x 12= $23,952 x 42% = $9,908/12= $826 hay $2,791/1 tháng (tổng cộng)

Như vậy, chủ phố ngoài tiền lời tính trên số vốn T.I cho Bạn vay ra, người chủ phố còn lời thêm số tiền “Triple Net” mà Bạn trả thặng dư mỗi tháng. Tất cả tiền đó, sẽ tính thành tiền thu nhập của chủ phố, và nếu tiền thu tăng, thì trị giá của cơ sở thương mại của chủ phố cũng tăng.

Vì vậy, thay vì xin tiền TI ($50,000), thì Bạn, nếu có khả năng, nên bỏ tiền túi ra, và thương lượng giá thuê thấp. Như vậy, Bạn sẽ được lợi hơn nhiều.

Vốn xây tiệm $100,000
Mướn tiệm $1,000/1tháng + mỗi năm tăng $100/1tháng cho 5 năm $6,000/5 = $1,200/tháng
Tiền trung bình mướn trong 5 năm $1,200 x 60 = $72,000
Triple Net 3.5%/tháng hay 42%/năm cho 5 năm 42% x $75,000 = $30,240
Tổng cộng vốn xây tiệm + tiền rent $202,240
TI (nếu chủ phố “cho vay”) $50,000
Mướn tiệm $1,966/1tháng mỗi năm tăng $100/1 tháng cho 5 năm $2,166 x 60 = $129,960
Triple Net 3.5%/1 tháng hay 42%/1 năm cho 5 năm 42% x $129,960 = $54,584
Tổng cộng vốn xây tiệm + tiền rent (với TI) $234,543
Tiền tiết kiệm mỗi năm : $234,543 – $202,240 = $32,300/5 = $6,460
Số tiền $6.460 tương đương với 4.5 tháng tiền rent.  Nói cách khác, mỗi năm Bạn được miễn phí 4.5 tháng tiền thuê với giá thuê thấp

Dĩ nhiên, đây chỉ là những nét căn bản trong tính toán thuộc về lĩnh vực đầu tư cơ sở thương mại. Có rất nhiều chủ phố, còn có những cách tính “độc đáo” hơn, mà chỉ có những người chuyên nghiệp mới có thể hiểu được, và đưa ra những chiến lược để ứng phó trong quá trình thương lượng.

Ngoài nguy hiểm nêu trên ra, còn một nguy hiểm khác, cũng không kém phần quan trọng, đó là: Nếu tiền thuê cơ sở của Bạn quá cao, thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Bạn, trong cách tìm khách, giữ khách và giữ thợ/nhân viên. Nếu cửa tiệm của Bạn, mà không có thợ và khách, thì thật rất khó để cho cửa tiệm của Bạn, có thể tiếp tục kéo dài.

Có thể nói, TI là một con dao 2 lưỡi. Nó chỉ có lợi cho Bạn, khi Bạn muốn build tiệm rồi sang lại kiếm lời, hơn là, Bạn muốn thuê mướn lâu dài để kinh doanh. Đó cũng chính là lý do tại sao có một số người, thích đi build các tiệm nail để bán kiếm lời, và họ rất thích dùng “chiến thuật” TI với Free Rent. Với chiến thuật này, họ chỉ cần đòi tiền TI cho cao, để bù vào tiền build tiệm nail. Sau đó, họ dùng “free rent” để build một ít khách, rồi sang lại tiệm cho người khác. Để cho Bạn dễ hiểu hơn, hãy lấy một thí dụ cụ thể như sau:

  • Vốn dự trù build tiệm Nail $100,000
  • Xin TI $50,000 với 6 tháng Free Rent
  • Build tiệm trong 2-3 tháng với vốn $50,000
  • Sau 3-4 tháng Free Rent thì bán lại tiệm từ $100,000 đến $125,000 – lời từ $50,000 – $75,000

Dĩ nhiên, những người này cũng phải có trình độ, license, khả năng chuyên môn (trong lĩnh vực xây dựng), kinh nghiệm, và một đội ngũ xây dựng giỏi, cũng như biết cách làm việc với thành phố (nơi tiệm nail đang xây) một cách hiệu quả/nhanh chóng để tiệm được chấp nhận cho mở cửa phục vụ khách.  Họ cũng phải chấp nhận rủi ro (risk) cao, vì không phải lúc nào họ build tiệm xong, cũng có người chấp nhận mua với giá họ mong muốn.

Và đó chính là lý do tại sao các agent TI Việt gọi là “cho,” thay vì “cho vay” mới tròn nghĩa.

Nếu như Bạn cảm thấy, Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thì cách hay nhất là, Bạn nên tìm những agent địa ốc, chuyên về thương lượng các cơ sở thương mại để giúp Bạn.

Tuy họ có thể tính tiền lệ phí phục vụ, nhưng chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều, so với việc Bạn dùng TI mà không đúng cách, hoặc không biết rằng chủ phố “cho vay” TI và nâng tiền rent lên cao cùng lúc. Ngoài TI ra, còn rất nhiều điều khoản vô cùng “lắc léo trong hợp đồng (lease), mà chỉ có những người chuyên thương lượng về cơ sở thương mại với nhiều năm kinh nghiệm mới hiểu nổi.

Vì vậy, nếu Bạn muốn mở một cửa tiệm kinh doanh (tiệm nail hoặc bất cứ cơ sở kinh doanh nào đi nữa), hay Bạn muốn mua lại tiệm của người khác, nhưng Bạn lại không biết trong hợp đồng (lease) có những điều khoản trói buộc gì, và Bạn lại muốn điều đình làm sao cho có lợi nhất cho Bạn?

Cách giản dị và nhanh chóng nhất, đó là: Bạn hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi: 480.336.8752. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho Bạn một số điều cần thiết, nếu Bạn muốn tự làm lấy một mình; hay chúng tôi có thể đại diện cho Bạn, nếu Bạn muốn.

Nên nhớ: Bạn phải hết sức thận trọng trong việc sử dụng TI, cũng như khi Bạn thương lượng để ký hợp đồng thuê mướn một cửa tiệm. Bởi vì… đó chính là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng “căn nhà tài chánh” của Bạn có được vững vàng hay không!

Nếu Bạn cứ xem thường, và không cẩn thận, thì bao nhiêu tâm huyết, công sức, tiền bạc của Bạn đổ vào để xây dựng căn tiệm của Bạn, sẽ “không từ mà biệt” “không cáo mà lui.”

Và điều này, đã và đang xẩy ra với rất nhiều đồng nghiệp của Bạn. Xin chớ xem thường.




Đầu Tư Tiệm Nail

Hầu hết các nhà triệu phú trên thế giới đều làm giầu nhờ kinh doanh. Nếu bạn muốn trở thành triệu phú hay người giầu có, cách hay nhất là bạn cũng nên đầu tư vào kinh doanh. 

 Vậy Kinh Doanh là gì?

 Kinh doanh là một nhóm người, một tập thể, hay cá nhân sản xuất ra các sản phẩm, hoặc dịch vụ nhằm cung ứng cho thị trường với mục đích sinh lãi.

 Dĩ nhiên, ai cũng có thể kinh doanh. Nhưng kinh doanh có sinh được lãi hay không, đó lại là chuyện khác. Có rất nhiều doanh nhân khởi đầu doanh nghiệp đã quá tự tin rằng, nếu như họ có một ý tưởng kinh doanh sáng tạo, thì chắc chắn họ sẽ thành công. Nhưng sự thật, thì những người này lại thường hay thất bại nhanh nhất. Tại sao? Bởi vì, kinh doanh không phải là chuyện đơn giản. Sau đây là 9 sai lầm nghiêm trọng mà các doanh nhân khởi nghiệp thường mắc phải.

  1. Cho rằng chỉ cần có ý tưởng kinh doanh là đủ

Nhiều doanh nhân thường bắt đầu kinh doanh với một mục tiêu chung chung mà thiếu đi một kế hoạch chi ly và khả thi. Trong bất cứ một nền kinh tế nào, nếu kinh doanh mà thiếu hẳn một kế hoạch chi ly, tỉ mỉ, rõ ràng: về sản phẩm/ dịch vụ, chiến lược, đánh giá khách hàng, lên giá thành, chiến dịch quảng bá… thì cần chắc thất bại ít nhất 70%.

  1. Không có mục đích cụ thể khi bắt đầu

Khởi nghiệp kinh doanh có thể đơn giản bằng cách biến sở thích của các doanh nhân đó thành một dịch vụ, hoặc có thể phức tạp hơn như xây dựng một sản phẩm mới đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển công phu và cẩn trọng. Dù ở trong trường hợp nào, các doanh nhân đó cũng cần vạch ra mục đích thực tế và rõ ràng cho bản thân, và dự trù thời gian để đánh giá quá trình hoạt động của họ. Từ đó, họ sẽ rút ra bài học từ kinh nghiệm của họ và thay đổi khi cần thiết. Thiếu một mục đích rõ ràng cũng giống như ra khơi mà không có hải bàn cùng nơi đến. Thất bại là chuyện tất nhiên.

  1. Quản lý kém

 Đây là lý do hàng đầu dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp mới thành lập. Các chủ doanh nghiệp mới thường thiếu những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến trình độ quản lý và điều hành như: tài chính, phục vụ, bán hàng, tiếp thị, thuê mướn, huấn nghệ, và điều hành nhân công, v.v.. Nguy hiểm hơn nữa, là họ lại không tự nhận ra những lỗ hổng, hay thiếu kém về những kiến thức cũng như kinh nghiệm này. Đồng thời, họ cũng không chịu tìm sự hỗ trợ từ những người chuyên nghiệp, nên các chủ doanh nghiệp đã sớm phải đối mặt với những khó khăn lớn.

 Sự thiếu thường xuyên nghiên cứu, tổ chức sắp xếp, lên kế hoạch, và kiểm soát tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường, cập nhật dữ liêu khách hàng, v.v… thì dễ dẫn đến suy sụp nhanh chóng, đâu phải là chuyện lạ.

 Thiếu kế hoặch kinh doanh

Kế hoặch kinh doanh là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã thất bại vì yếu tố này. Kế hoặch doanh nghiệp nhất định phải thực tế, khả thi, và phải dựa trên những thông tin chính xác và cập nhật nhất, đồng thời phải mang tính chiến lược. Một kế hoặnh kinh doanh hoàn chỉnh cần phải bao gồm các yếu tố sau:

  • Mô tả tầm nhìn, mục tiêu và những yếu tố dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
  • Nhu cầu lao động.
  • Các vấn đề và các giải pháp tiềm ẩn
  • Tài chính: vốn trang thiết bị, bảng cân đối thu chi, phân tích lợi tức, phân tích lưu chuyển tiền mặt, dự báo chi phí và dự báo doanh thu
  • Phân tích cạnh tranh
  • Tiếp thị, quảng cáo và các hoạt động khuyến mại
  • Quản lý ngân sách và quản lý tăng trưởng của doanh nghiệp

Thiếu một kế hoặch kinh doanh cũng giống như sống không có mục đích, không có định hướng vậy. Có bao giờ bạn thấy một người sống không có định hướng rõ ràng mà thành công lớn chưa?

  1. Chỉ tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ

Bên cạnh sản phẩm/ dịch vụ độc đáo, các doanh nhân thường thiếu hoặc coi thường việc xây dựng một kế hoạch tiếp thị toàn diện để thu hút khách hàng. Trên nguyên tắc, doanh nhân thường phải đi tìm kiếm khách hàng nhiều hơn là khách hàng đi tìm đến doanh nhân. Nếu các doanh nhân không cân nhắc các phương án, tiếp thị, quảng cáo khả thi, từ báo chí, radio tới tiếp thị xã hội. v.v thì cơ hội “vắng khách” dẫn đến thất bại, là chuyện tất nhiên khó mà tránh khỏi.

  1. Kinh doanh đa nghành nghề

Dĩ nhiên, sự đa dạng trong kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nhân nhanh chóng gia tăng lợi nhuận. Nhưng điều đó chỉ thích hợp khi doanh nghiệp của họ đã phát triển đến một mức nhất định nào đó. Còn khi khởi nghiệp, sự lựa chọn kinh doanh đa nghành nghề dễ tạo ra nhiều áp lực từ nhiều đối thủ và đối tác. Từ đó, dễ dẫn đến những đánh giá lệch lạc, hay quyết định sai lầm. Trong kinh doanh, chỉ cần một quyết định sai lầm cũng có thể trở thành tay trắng- trắng tay.

  1. Sớm xa vào những áp lực về tài chính

Trong doanh nghiệp, có đủ vốn là yếu tố quan trọng mà các doanh nhân cần phải có. Thiếu điều này, thì cầm chắc là doanh nghiệp đó đi sẽ vào “ngõ cụt.” 90% các doanh nhân khởi đầu thường vấp phải sai lầm khi ước tính vốn đầu tư. Thông thường, họ cứ dùng cách tính “phỏng,” cộng thêm “ước vọng”: ai cũng biết đến mình, và sẽ tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của mình, mà họ không hề biết rằng: bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần ít nhất một năm mới có thể được người tiêu dùng “tạm” biết đến mình. Thiếu sự chuẩn bị vốn cho cả năm thì nguy cơ thất bại chỉ là chuyện một sớm, một chiều, đâu có gì là khó hiểu.

  1. Ảnh hưởng của nền kinh tế

Dĩ nhiên, sự phồn thịnh hay trì trệ của kinh tế luôn luôn ảnh hưởng đến kinh doanh. Nhưng sự thật, dù kinh tế có suy thoái, người ta vẫn phải mua sắm cho gia đình họ. Chỉ khác nhau là họ chi tiêu hợp lý hơn. Cho nên, là một doanh nhân mà không có những chiến lược, chiến thuật thích ứng, hợp thời, thì dù là lúc kinh tế thịnh vượng hay suy yếu thì nguy cơ phá sản cũng không phải là hiếm.

  1. Sợ thất bại

Nếu 8 nguyên nhân nêu trên phần lớn đều do tác động ở “bên ngoài”, thì yếu tố thứ 9 “sợ thất bại” lại do tác động trực tiếp ở “bên trong,” thuộc về tâm lý. Sợ thất bại đóng một vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa đến thất bại trong doanh nghiệp của cách doanh nhân một cách nhanh chóng và “tàn bạo” hơn. Vì sao? Vì khi doanh nhân sợ điều gì thì doanh nhân đó hay co cụm lại. Mà khi co cụm lại thì luôn mang cảm giác gò bó. Khi mang cảm giác gò bó thì dễ nẩy sinh bực bội, nóng nẩy. Khi bực bội, nóng nẩy thì hay quyết định vội vàng, thiếu suy xét. Thiếu suy xét cặn kẽ thì dễ dẫn đến sai lầm… và sai lầm liên tục thì dẫn đến thất bại nhanh chóng. Thế nên, thất bại trong doanh nghiệp đâu phải là do thần thánh hay định mệnh nào trừng phạt các doanh nhân, mà đó là do họ lựa chọn hay mong muốn đấy chứ.

Vậy làm sao để bạn có thể tránh được 9 sai lầm nghiêm trọng nêu trên?

10 điều căn bản bạn cần phải có để đạt đến thành công:

  1. Có sự tư duy đúng đắn
  2. Biết mục đích rõ ràng
  3. Biết lắng nghe và có đầu óc cởi mở
  4. Biết bạn muốn gì?
  5. Biết bạn cần gì?
  6. Thực sự mong muốn tự chủ
  7. Đam mê trong công tác điều hành doanh nghiệp
  8. Có hoặc luôn cố gắng trau dồi học hỏi kinh nghiệm kinh doanh
  9. Có kiến thức cơ bản về kế toán và kiểm soát tài chính
  10. Thông hiểu tâm lý khách hàng

Dĩ nhiên, không phải ai khởi nghiệp kinh doanh cũng có đầy đủ 10 điều nêu trên, mà cần phải có thời gian để tự học hỏi và trau dồi. Nhưng cách nhanh nhất, vẫn là nhờ sự cố vấn hay giúp sức từ những người có kinh nghiệm. Vì sao? Bởi vì họ đã bỏ ra thời gian và tiền bạc để đầu tư và tích lũy kinh nghiệm cho bạn. Cho nên, hãy sử dụng những “sở trường” của họ để bổ khuyết cho những “sở đoản” của bạn. Như vậy, thành công của bạn sẽ nhanh và có hiệu quả hơn nhiều. Hãy lấy một thí dụ đơn giản như khi bạn bị bịnh thì bạn sẽ làm gì?  Có bốn phương án sẽ xẩy ra:

  1. Bạn không làm gì cả
  2. Bạn tự chữa cho bạn
  3. Bạn bỏ thời gian và tiền bạc ra, học làm bác sĩ để tự chữa cho bạn
  4. Bạn trả tiền cho bác sĩ khám bịnh cho bạn

Với phương án 1, chỉ xẩy ra khi bạn không còn có cơ hội hay tiền bạc. Với phương án 2, chỉ áp dụng khi bịnh của bạn không nghiêm trọng. Với phương án 3, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, chắc chắn, bạn chỉ chọn phương án này khi đó là niềm đam mê của bạn.Vì vậy, thông thường thì 95% chúng ta sẽ chọn phương án 4, nghĩa là trả tiền cho bác sĩ khám và trị bịnh cho chúng ta. Việc đó xẩy ra quen thuộc đến độ ai trong chúng ta cũng đều tâm niệm rằng “hễ bịnh thì đi bác sĩ.” Tại sao khi bịnh bạn phải đi bác sĩ? Bởi vì, bạn không muốn chết sớm. Bởi vì, bác sĩ là người được đào tạo để chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị giúp cho bạn chiến thắng bịnh tật, đạt được sức khỏe lâu dài.

Trong kinh doanh của bạn cũng vậy, nếu như bạn không có đủ những yếu tố để đem đến thành công cho bạn thì cũng đừng nản lòng, cách hay nhất, là bạn nên đi tìm những nhà cố vấn có kinh nghiệm về đầu tư trong kinh doanh để giúp bạn.

Sau đây là cơ hội đầu tư về kinh doanh có thể đem đến lợi nhuận lâu dài cho bạn:

“Đầu tư tiệm Nail”




Bốn “Bí Quyết” Kiếm Tiền Nhiều Hơn Từ Tiệm Nail Của Bạn

Nếu chúng tôi hỏi bạn: Bạn có muốn kiếm thật nhiều tiền từ tiệm Nail của bạn hay không? Chắc chắn, chỉ có những người ngoài nghề như chúng tôi mới có thể dám trả lời là “KHÔNG”, còn tất cả các bạn làm chủ tiệm Nail thì đến 99% sẽ trả lời là “CÓ”, có phải vậy không? Vì sao? Bởi vì, chẳng có ai dại dột gì mà đem những đồng tiền “đổ mồ hôi – sôi nước mắt” của mình ra để mở một tiệm Nail, mà lại không muốn kiếm thật nhiều tiền từ đó.

Buồn thay, trên thực tế, sự thật, đôi lúc lại thật phũ phàng. Chúng tôi đã từngđược chứng kiến, không ít những bạn làm chủ tiệm Nail đã, đang và rất lúng túng, không biết làm cách nào để có thể kiếm được nhiều tiền từ tiệm Nail của mình; và có cũng không ít bạn, xui xẻo hơn, đã phải ngậm ngùi, đắng cay nhìn những đồng tiền “xương máu”chắt chiu bao năm tháng của mình “không từ, mà biệt”, “lạnh lùng rũ áo” ra đi.

Có lẽ, nhờ công việc của chúng tôi, mà chúng tôi đã có rất nhiều cơ hội để được quen biết với những người, đã từng làm thợ, và làm chủ như thế này.Chúng tôi đã từng có rất nhiều dịp chứng kiến những người thợ Nail làm việc cật lực ra sao? và chúng tôi cũng cảm nhận được hết những gian truân, khốn khó mà những người thợ Nail – rồi làm chủ Nail họ cơ cực thế nào? Thế nên, chúng tôi có thể bảo đảm với bạn, mỗi một đồng tiền kiếm được từ thợ Nail hay chủ Nail đều “mặn đắng những mồ hôi, và nước mắt.” Vậy hỏi bạn, làm sao mà chúng ta không khỏi xót xa, khi nhìn thấy những đồng tiền “chắt chiu” từng ngày, từng tháng, từng năm kia của những người thợ Nail – rồi làm chủ Nail lại từ từ “rũ áo” ra đi, mà không khỏi ngậm ngùi thay cho họ, phải không bạn?

Bởi thế, thể theo lời yêu cầu của một số người quen, và cũng để giúp các bạn chủ tiệm Nail tránh khỏi ngậm ngùi, đáng tiếc vì mất mát. Chúng tôi xin mượn bài viết này, để chia xẻ kinh nghiệm của những người thành công xem họ đã nghĩ gì, làm gì, để đạt được kết quả thành công của họ. Mục đích của chúng tôi, chỉ với một hy vọng duy nhất là: giúp cho các bạn làm chủ tiệm Nail có thể hiểu rõ hơn về sự nghiệp của mình, hầu có thể áp dụng những phương pháp này, giúp cho tiệm của bạn đi đến thành công, kiếm được nhiều tiền hơn như các bạn hằng mong muốn.

Hiển nhiên, với vài trang báo ngắn ngủi này, chúng tôi không thể nào trình bầy một cách chi ly tỉ mỉ, từng chi tiết cụ thể được. Nhưng chúng tôi xin hứa với bạn, chúng tôi sẽ cố gắng cô đọng những phần tinh yếu, quan trọng nhất trong 4 “bí quyết” để giúp cho bạn có được một nền tảng vững chắc. Rồi từ nền tảng đó, mà bạn có thể tùy theo kinh nghiệm, sở trường của bạn mà “phát dương quang đại” cửa tiệm của mình.Thật mong thay, các bạn đang làm chủ tiệm Nail đang gặp những khó khăn, hay đang lúng túng có thể rút ra được vài điều bổ ích để giúp cho cơ sở thương mại của bạn được cải thiện tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn; thì đó chính là niềm vui to lớn đối với chúng tôi nói riêng, và cũng là niềm vui và hãnh diện cho cả cộng đồng người Việt nói chung.

Vậy, bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé.

Nếu bạn cho phép chúng tôi hỏi bạn một câu thì chúng tôi muốn hỏi bạn: Nếu muốn kiếm tiền từ tiệm Nail của bạn, thì theo như bạn, là khó hay dễ? Là quá Khó? Là Khó? Là Dễ? Hay quá Dễ?

Nếu câu trả lời của bạn là: Dễ, hay quá Dễ, thì xin chúc mừng bạn.

Nhưng nếu là khó hay quá khó thì sao? Thì chắc chắn bạn đã “quên”, “thiếu” hoặc chưa hiểu rõ ràng và nắm vững 4 yếu tố nền tảng, căn bản quan trọng sau đây:

  1. Biết tư duy (suy nghĩ) đúng đắn
  2. Biết mục đích rõ ràng
  3. Biết bạn muốn gì?
  4. Biết bạn cần gì?

Đây chính là 4 yếu tố không thể thiếu được của những người thành công, dù cho, họ có là doanh nhân trong bất cứ nghành nghề nào, hay họ là những danh nhân lỗi lạc trên thế giới, tất cả đều vẫn cần phải: đủ và có. Cho nên, chúng tôi gọi đó là: 4 yếu tố căn bản, là nền tảng quan trọng của người thành công. Nếu bạn muốn thành công, muốn kiếm ra thật nhiều tiền, muốn có danh, có lợi, thì bạn không thể thiếu 1 trong 4 yếu tố này.

1. Thế Nào Là Có Tư Duy Đúng Đắn?

Có tư duy đúng đắn, hay có suy nghĩ đúng đắn là có sự suy nghĩ không thiên lệch và thành kiến nhằm mục đích bảo vệ, tôn vinh về mình. Điều quan trọng nhất cần phải có đó là: sự phán xét trung thực về mình. Nhờ sự phán xét trung thực này, mà bạn có thể biết được: đâu là sở trường của bạn? và đâu là sở đoản của bạn?

Biết được sở trường của bạn, sẽ giúp cho bạn phát huy tối đa những ưu điểm của bạn đang có.Và biết rõ về sở đoản (khuyết điểm) của bạn, sẽ giúp cho bạn tìm cách tránh đi,che đi, hay trau dồi, học hỏi thêm, hoặc biết cách dùng những sở trường của những người khác, để hỗ trợ cho sở đoản của mình.

Nhắc đến sở đoản của con người, thì không thể nào không nhắc đến thói quen lầm lẫn tai hại mà không ít người trong chúng ta đã vướng phải khi xét đoán về sở đoản của mình. Đó là: “thói quen” thiếu trung thực ngay cả với chính mình. Không ít bạn đã lý luận với chúng tôi rằng: cổ nhân xưa có câu: “xấu che, tốt khoe”, vậy thì tại sao lại phải “moi” cái “xấu – sở đoản” của mình ra “khoe” để làm gì?

Nếu đứng trên góc độ đối với người ngoài, thì nhận xét của các bạn hoàn toàn hợp lý. Nghĩa là: chúng ta không nên “moi” cái xấu của mình ra, mà còn phải biết che sao cho kín. Nhưng ở đây, chúng ta đang muốn nhấn mạnh đến việc đi tìm hiểu về mình. Nếu như, ngay cả với mình, mà mình cũng không biết rõ mình có những cái xấu nào, thì làm sao bạn biết cái xấu nào mà bạn “che” đây. Cho nên, ứng dụng câu câu ca dao “xấu che, tốt khoe” ở đây thật không đúng chỗ. Thay vì, chúng ta nên đi tìm hiểu cặn kẽ cái sở đoản của mình, thì chúng ta lại tìm cách “nhận chìm” hay “che dấu” nó, khiến cho chúng ta, ngay cả với chính mình, cũng không nhận dạng được nó.Thì hỏi làm sao, trong đời sống hằng ngày, chúng ta không“sầu khổ” vì những thất bại liên miên cơ chứ.

Có một người thợ Nail, tay nghề rất giỏi (sở trường). Chị nghĩ: Nếu chị làm chủ thì sức mấy mà thợ “bắt nạt” được chị. Thế là chị quyết định sang lại một tiệm Nail. Tiệm của chị lúc đó có 7 tới 8 người thợ. Vừa nhận được tiệm, thì chị đã tỏ ra “uy quyền” của người làm chủ ngay. Thấy một người thợ làm cho khách chưa được vừa ý chị; trước mặt khách, chị mắng “xối xả” như “tát nước vào mặt người thợ” bằng “tiếng việt”, khiến người khách ngoại quốc đứng ngẫn ngơ, không biết chuyện gì. Người thợ vì tự ái, “nóng mũi”, đứng cãi tay đôi với chị. Chị tức giận, đập bàn, rồi dùng quyền làm chủ, đuổi người thợ đó. Người khách đứng “chịu trận” giữa cơn thịnh nộ của chị với thợ của chị, sau đó ra về. Mấy ngày sau, trên những trang mạng, người khách viết: “thề một đi không trở lại”. Thế là, trong một ngày mà chị mất đi 2 “chủ lực” đem tiền đến cho chị (sở đoản – không biết cách quản lý, phục vụ và điều hành). Vài tháng sau, thì chị chỉ còn lại có 2 người thợ “yếu tay nghề” mà chị thích họ, vì họ rất biết “nịnh đầm”. Ngày những người thợ giỏi ra đi, cũng là những ngày bắt đầu tiệm chị vắng khách. Cuối cùng, chị đã phải sang lại tiệm với giá “bèo”. Thua lỗ nặng, thiếu nợ nhiều, không còn cách nào khác, chị lại trở về, tiếp tục làm thợ Nail… để trả nợ.

Không cần phải nói, bạn cũng biết nguyên nhân từ đâu rồi phải không? Đúng vậy, đó là vì “bà chủ” này đã “khéo che”, khéo đến độ, ngay cả “bà ta” cũng không nhận ra: đâu là sở trường của mình và đâu là sở đoản của mình; và “bà ta” đã lầm lẫn đến độ, biến cái sở đoản của mình thành cái sở trường của mình. Tai hại thế nào thì bạn đã rõ.

Vậy nếu như bạn muốn tiệm nail của bạn “thất bại” như tiệm Nail của người chủ kia, thì bạn cứ lấy sở đoản của bạn mà làm sở trường của bạn đi. Chúng tôi bảo đảm với bạn, chắc chắn bạn sẽ “thành công”. Nhưng thành công trong “sầu đau” và “mất mát” = thất bại.

Đó chính là lý do tại sao bạn nhất định phải có sự tư duy đúng đắn trước tiên. Bởi vì, ngoài mục đích chính là tìm hiểu cặn kẽ về sở trường và sở đoản của bạn ra, nó còn có một ý nghĩa phụ nữa, đó là khẳng định sựthành công “phải có” thuộc về hướng nào: thành công trong hớn hở, vui tươi, và lợi lộc hay thành công trong sầu khổ, lo âu, và mất mát = Thất Bại. Sự khác biệt giữa hai loại “thành công” này chính là: sự hiểu sâu, nắm vững sở đoản của mình để làm sao che cho khéo. Trong phần kế tiếp, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm sao “che” và làm sao “khoe” cho có hiệu quả.

Đọc đến đây thì bạn có thể hiểu, tại sao có sự “Tư Duy đúng đắn” lại đóng vai trò quan trọng thứ nhất rồi phải không? Bởi vì, không có yếu tố này, thì bạn khó mà có thể thực hiện được bước thứ hai, đó là: Biết Mục đích rõ ràng của bạn là gì?

2. Tại Sao Bạn Lại Cần Phải Biết Mục đích Của Bạn Thật Rõ Ràng?

Hãy tưởng tượng, có một người lái tầu ra khơi. Hôm nay thì người đó muốn đi về hướng Đông. Ngày mai,  thì người đó lại muốn đi về hướng Tây. Rồi ngày mốt, người đó lại muốn đi về hướng Nam, và ngày kia, thì người đó lại muốn đi về hướng Bắc. Theo như bạn, thì kết quả của người đó sẽ ra sao? Không cần phải nói, ai trong chúng ta cũng biết, nếu người đó không bị chết chìm vì những cơn giông, bão tố đâu đó, thì người đó cũng chết vì đói, hay chết vì khát, hay kiệt lực mà chết trên biển cả mà thôi. Nguyên nhân chết vì đâu? Vì người đó đã không xác định được mục tiêu, mục đích, nơi mình muốn đến cho thật rõ ràng.

Bạn cũng vậy, mà chúng tôi cũng vậy; thông thường, ai trong chúng ta, nếu chúng ta không biết xác định rõ ràng mục tiêu, mục đích mà chúng ta sẽ đến là nơi nào một cách rõ ràng, thì sự thất bại hay chết như người “lái tầu ra khơi” nêu trên là chuyện “tất phải” xẩy ra, không thể tránh được.

Làm một người chủ tiệm Nail, bạn có muốn kết cục tiệm Nail của bạn như người “lái tầu ra khơi” nêu trên hay không? Nói đến đây, thì có thể có nhiều bạn lại không đồng ý với chúng tôi và cho rằng: biết đâu người kia có thể “may mắn” gặp được thuyền khác cứu, hay người đó trôi dạt vào một hải đảo nào đó thì sao? Hoặc biết đâu, chúng tôi “may mắn” gặp được thời, có thể kiếm ra được nhiều tiền thì sao? Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các bạn.Vì trên đời này, không có chuyện gì là không có thể xẩy ra.

Điều mà chúng tôi thắc mắc là: Tại sao chúng ta lại cứ thích dựa vào sự “may mắn” mà lại không dựa vào thực lực sẵn có của mình? Kinh nghiệm của tất cả các doanh nhân thành công đều chứng minh rằng: sự nghiệp thành công của họ nương tựa trên 90% vào 4 yếu tố nêu trên, và chỉ có 10% thuộc về may mắn mà thôi. Đối với họ, may mắn chỉ là “tô phấn cho xinh”. Có thì tốt, mà không có cũng chẳng sao. Quan trọng nhất, đối với họ là: Nắm vững được 90% thực lực của họ; còn 10% may mắn, họ cũng có thể tạo ra, nếu họ muốn.

Cho nên, thay vì “ngồi chờ sung rụng” thì họ lại nghiêm túc, cẩn trọng thực hiện cho bằng được 4 yếu tố nêu trên. Có lẽ, để “ca ngợi” cho những người thành công này, mà ông bà ta mới có câu: “Thời thế tạo anh hùng, nhưng anh hùng cũng tạo ra thời thế” là thế chăng?

Đọc đến đây, chắc bạn nào không kiên nhẫn sẽ cảm thấy bực bội vì tại sao chúng tôi không vào thẳng đề, mà cứ quanh quanh co co, đến chóng mặt. Sở dĩ chúng tôi phải dẫn dụ, lý luận dài dòng trước khi trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn lại cần phải hiểu mục đích của bạn cho thật rõ ràng?” Nguyên do chính là: chúng tôi muốn đưa ra những dữ kiện mà bạn đã có kinh nghiệm, để giúp bạn hiểu và thấy được việc: xác định mục đích của bạn thật rõ ràng sẽ quan trọng như thế nào? Và nó sẽ ảnh hưởng to lớn đến kết quả của bạn ra sao? Rồi từ đó, bạn sẽ tự ý thức và sẽ thận trọng hơn, trong việc tìm hiểu sâu sắc mục đích của bạn là gì?

Vậy mục đích của bạn là gì?

Dĩ nhiên, bạn có cả chục, cả trăm, hay cả ngàn mục đích. Nhưng khi bạn đã chính thức hỏi “chính bạn” về mục đích của bạn là gì? Thì bạn muốn gì?  Bạn đang muốn tìm ra phương hướng, nơi đến, kết quả v.v để biết được xem là bạn sẽ đạt được gì từ mục đích đó, và thành quả đó sẽ ra sao?

Chính vì nhờ có sự tư duy đúng đắn ban đầu mà bạn biết được: đâu là sở trường của bạn, và đâu sở đoản của bạn? Nhờ biết được rõ ràng điều này, nên bạn biết: sẽ chọn mục đích nào nên làm trước, và mục đích nào nên làm sau. Mục đích nào có thể làm, và mục đích nào không có thể làm. Mục đích nào thì phải sử dụng sở trường của bạn,và mục đích nào thì phải dùng sở đoản của bạn, để đạt được kết quả tốt nhất.

Đó chính là lý do tại sao “Biết mục đích rõ ràng” phải đứng đằng sau “có tư duy đứng đắn”. Vì không có tư duy đúng đắn thì bạn không thể biết được mục đính rõ ràng.

Lại cũng có một người thợ Nail, có tay nghề rất giỏi. Lần đầu tiên gặp chị (khi đó chị vẫn còn đang làm thợ) lúc nào chị cũng bất mãn về sự đối xử bất công của người chủ. Chị ngán ngẫm với những “nịnh thần” luôn “đâm sau lưng chiến sĩ”. Có những ấm ức, oan uổng mà nhiều khi nuốt miếng cơm, chị nghe mặn cả nước mắt trong lòng. Mỗi ngày đi làm, chị có cảm tưởng như phải mang trên mình tấm áo giáp trăm cân để tránh nạn – an toàn. Đắng cay, chị cố nuốt. Nặng nhọc, chị cắn răng. Chị vẫn nghĩ, nếu một mai có cơ hội làm chủ, chị sẽ không bao giờ đối xử với thợ của chị như thế, và cũng không để cho thợ của chị phải chịu nhiều đắng cay, oan ức như thế. Cuối cùng, sau bao năm cực nhọc, nhẫn nhục, dành dụm, chị có đủ tiền,và chị quyết định ra mở tiệm Nail.

Nửa năm sau, chúng tôi có duyên gặp chị. Ngồi chơi với chị trong nửa tiếng, chúng tôi mới “phát giác” ra …thì ra, cách làm chủ của chị, giống đến 99% như người chủ cũ của chị, mà lúc xưa, chị đã từng than thở với chúng tôi. Chị cũng thích “hách dịch” ra vẻ ta đây là chủ. Chị cũng thích được “nịnh đầm” và cũng đối xử bất công với thợ của chị, y như những ngày chị còn đi làm thợ.

Một năm sau, chúng tôi gặp lại chị, chị lại trở lại làm thợ Nail.Tất cả đắng cay, cơ cực, nhẫn nhục trong hơn 7 năm trời chị dành dụm; mỗi một đồng tiền của chị bẻ ra đều có mồ hôi và nước mắt.Thế mà, chỉ trong vòng hơn một năm làm chủ, chị đã mất đi 7 năm nhẫn nhục chịu đựng; trắng tay và bắt đầu làm lại. Nhìn những giọt nước mắt ngắn dài trên mặt chị, mà chúng tôi cũng xót xa thay cho chị.

Bạn có biết vì sao chị thất bại không?

Bởi vì, chị không có tư duy đúng đắn. Chị không biết đâu là sở trường của mình và đâu là sở đoản của mình.Vì vậy, chị không xác định được mục đích của chị mở tiệm Nail ĐỂ LÀM GÌ? Thất bại của chị đâu có gì đáng ngạc nhiên, phải không bạn?

Nếu chúng tôi nhờ bạn phân tích sự thất bại của chị, bạn có làm được không? Chắc chắn là bạn sẽ làm được phải không? vì nó quá đơn giản:

1-Chị chỉ biết sở trường của mình là có tay nghề giỏi, nhưng chị lại không biết sở đoản của chị là chưa có kinh nghiệm về quản lý, phục vụ và điều hành một cơ sở thương mại. Nếu chị biết rõ sở đoản của mình thì chị đã biết đi tìm những người cố vấn có kinh nghiệm về quản lý điều hành (sở trường của người khác) để giúp chị. Chứ sao lại đi “sao chép” nguyên văn cái cách quản lý và điều hành mà một thời chị ghét cay, ghét đắng, và đã tự nhủ với chính chị là sẽ không làm giống vậỵ  Nhưng cuối cùng, thì  chị lại làm y chang “giống dzậy”.

2-Chị lại không biết rằng, muốn quản lý và điều hành một tiệm Nail thành công thì không phải chỉ  “có tay nghề giỏi” không là đủ, mà chị còn phải có ít nhất thêm 6 điều kiện tất yếu “không có không được”sau đây:

  1. Làm Chủ: Phải biết nhìn xa và có những sách lược và chiến thuật cho tiệm của chị, không những trong hiện tại mà cả tương lai – (chứ không phải chỉ biết hách dịch, la rầy, và đuổi thợ)
  2. Làm Quản Lý: Phải biết cách thức quản lý, huấn luyện, ứng xử khéo léo, biết làm sao đưa sự vận hành của tiệm đạt đến mức tốt nhất
  3. Làm Thợ: Phải có năng khiếu và kỹ thuật cao để huấn nghệ thợ (chị chỉ có được điều này)
  4. Làm Người Phục Vụ: Phải biết được tâm lý khách hàng họ muốn gì và cần gì? Phải có những kế hoặch thích ứng, và phải biết hướng dẫn và huấn luyện nhân viên của chị làm đúng những kế hoặch đó
  5. Làm Người Tiếp Thị: Phải có khả năng đưa những phục vụ của thương nghiệp chị đến với khách hàng với những thông tin chính xác, hữu hiệu. Tiếp tục liên lạc với khách hàng để cập nhật thông tin: biết họ muốn và cần gì?
  6. Làm người Tài chánh: Phải có khả năng chi thu tốt và hoặch định những chi tiêu làm sao cho có hiệu quả, để có thể đem đến khách hàng nhiều hơn từ những chi tiêu của mình

Đối với một người bình thường, đi làm để kiếm tiền, thì chỉ một việc làm thợ thôi, cũng khiến nhiều người cảm thấy đã quá nặng nề. Nay, chị làm chủ một tiệm Nail, lại phải “gánh thêm” trên vai những 5 điều kiện “không có không được” nữa, thì hỏi làm sao mà chị không thấm mệt và ngã qụy cho được.

3- Vì chị thiếu tư duy đúng đắn nên dẫn đến việc chị không biết được mục đích của chị rõ ràng. Giả sử như, nếu chị biết rõ mục đích mở tiệm Nail của chị là “để kiếm nhiều tiền” thì chị sẽ không thể nào cư xử bất công, đầy oán thù với thợ của chị được. Chị phải biết rằng: Người mà quyết định cho chị có thể đạt được mục đích của chị hay không, không phải là chị, mà chính là những người thợ đang làm công cho chị. Chẳng ai dại gì mà đi “thịt” con gà đẻ trứng vàng của mình, khi nó đem đến sự giầu có cho mình; trừ khi, mình không còn muốn giầu có nữa mà thôi.Thế mà chị lại làm.Thật tiếc thay!

Dĩ nhiên, nếu để cho bạn phân tích thêm, thì bạn có thể chỉ ra cả chục, trăm lỗi nữa, nhưng cuối cùng, tựu chung thì vẫn từ chỗ: thiếu tư duy đúng đắn dẫn đến không hiểu mục đích rõ ràng mà đưa đến kết quả: Thành công trong “sầu khổ, bi thương”= Thất Bại.

Vậy nếu bạn muốn thành công dù trong bất cứ vấn đề nào, bạn phải nhớ rất rõ 2 yếu tố quan trọng này: Phải “Có tư duy đúng đắn và “Biết mục đích rõ ràng”.

3. Biết Bạn Muốn Gì

Trước khi muốn biết bạn muốn gì thì chúng ta cần phải hiểu định nghĩa muốn là gì đã.Vậy muốn là gì?

Muốn là một trạng thái tâm lý thuộc về ngã thức, nhằm biểu hiện một sự “khao khát nào đó” của cá nhân, mà “không thoả mãn, thì không được”.Nhắc tới đây, thì không thể nào không nói đến phần lớn chúng ta hay có thói quen lầm lẫn giữa “muốn” và “thích”.Vậy thích là gì?

Thích cũng là một trạng thái tâm lý thuộc về ngã thức, nhằm biểu hiện một sự “ưa mến nào đó”, mà cá nhân dễ dàng thoả mãn: có cũng được, mà không có cũng không sao.

Theo “Law of Attraction”, (chúng tôi vẫn thích dịch thoáng là luật trời cho) thì “trời” chỉ đáp ứng những cái muốn, cái cần của con người và dửng dưng với cái thích của con người. Cho nên, hễ bạn muốn hay cần là bạn sẽ được.

Có nhiều bạn sẽ không chấp nhận điều này, nhưng nếu bạn để ý kỹ trong cuộc đời bạn, thì bạn sẽ thấy: không có điều gì có thể xẩy ra trong đời của bạn, mà không do bạn muốn hay cần mà ra cả. Dù rằng, cái đó là bạn “muốn” hay bạn “không muốn” thì nó cũng là cái MUỐN, của bạn vậy. Nói cho rõ nghĩa hơn là: bạn MUỐN “cái muốn”, hay bạn MUỐN “cái không muốn” thì cũng đều là MUỐN của bạn cả. Tương tự như vậy với CẦN.

Trong đạo phật, có một câu nói rất hay, mang ý nghĩa tương tự: “Hữu Duyên cũng là Duyên mà Vô Duyên cũng là Duyên”.

Có một người lái xe, cứ nơm nớp lo sợ: bị đụng xe. Anh lái rất chậm, luôn nhìn trước, nhìn sau. Vậy mà anh lại bị đụng xe nhiều nhất, thế mới đau chứ. Bạn có biết vì sao không? Vì anh ta “muốn” bị đụng xe đấy mà. Chắc nhiều bạn lại la toáng lên rằng: anh ta “đâu có muốn” bị đụng xe đâu. Bằng chứng là: anh ta luôn đề phòng, lái chậm, luôn nhìn trước, nhìn sau cơ mà. Nếu bạn để ý kỹ, thì bạn sẽ thấy anh ta “đâu có muốn” bị đụng xe đâu, đúng không? Theo “Luật trời cho” thì “sách trời” không có những chữ như “đâu có, không có, không v.v”  đứng trước cái muốn. Cho nên, dù anh chàng có “không Muốn” thì “sách trời“ cũng cứ đáp lại cái “muốn”… bị đụng xe của anh mà thôi. Rõ ràng là: anh ta muốn “cái không muốn”, phải không bạn? Mà hễ MUỐN thì được thôi.

Tin vào “luật trời cho” hay không là tùy bạn. Khi nào có dịp bàn về “luật trời cho” và “sách trời” chúng tôi sẽ có dịp thả dàn, bàn sâu hơn. Riêng chủ đề của bài viết này, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa hai định nghĩa “thích” và “muốn” mà thôi. Rõ ràng, nếu dựa vào định nghĩa của “muốn” và “thích” thì chúng ta thấy:“Muốn” biểu hiện một sự quyết tâm, nỗ lực đạt đến; còn “Thích” thì sao cũng được, không cần phải nỗ lực làm gì.

Một cô gái đi dạo trong một tiệm bán quần áo. Cô thấy chiếc áo xinh xinh, nhưng không đủ tiền mua.Vì chỉ “thích” nên cô về nhà. Vài ba ngày sau, cô không còn nhớ đến chiếc áo đó nữa.

Lại một cô gái khác, cũng dạo và nhìn thấy chiếc áo xinh xinh. Cô “muốn” có chiếc áo đó, nhưng lại cũng không đủ tiền. Cô về tính toán chi ly, tiết kiệm cả tiền ăn trưa, tiền cà phê, cà pháo. Một tuần sau, cô mặc chiếc áo xinh xinh đó, tung tăng, vui vẻ đi chơi với bạn bè.

Bạn có bao giờ thấy hay gặp cả hai trường hợp này chưa? Hay bạn đã có kinh nghiệm về cả hai trường hợp này?

Câu trả lời xin dành lại cho bạn. Mục đích của chúng tôi lại phải dài dòng, cũng chỉ vì, biết chúng ta hay lầm lẫn giữa định nghĩa của “muốn” và “thích”.

Thú thật, trong vài ba chục người quen của chúng tôi làm chủ tiệm Nail, thì có đến hơn 95% đã lầm giữa “thích” và “muốn”. Họ “thích” kiếm tiền, chứ họ không “muốn” kiếm tiền. Bạn không tin ư?

Hỏi: Thế mục đích của anh chị mở tiệm Nail để làm gì?

Đáp: “Muốn” kiếm $100,000 tiền lời một năm

Hỏi: Vậy anh/chị đã đạt được mục đích chưa?

Đáp: Chưa, mới chỉ kiếm được phân nửa.

Hỏi: Vậy sao anh/chị không tìm thêm khách cho đạt mục đích?

Đáp: Thôi, nhiêu đó cũng đủ rồi, làm nhiều chi cho mệt

Bạn có thấy chữ “muốn” rất rõ ràng trong câu trả lời không? Đó, đâu phải là định nghĩa của muốn đâu, mà đó là định nghĩa của “thích” chứ. “Kiếm được thì tốt, mà không được cũng không sao.” Dĩ nhiên, kết quả khác biệt ra sao thì bạn cũng rõ.

Vậy lần sau, bạn có nghe ai đó, hay chính bạn “muốn” một điều gì, thì bạn cũng nên biết phân biệt được đâu là muốn? và đâu là thích? Đơn giản hơn, thì bạn cứ nhớ, hễ “muốn” thì có nỗ lực quyết tâm đạt được; còn thích thì có cũng được, mà không có thì cũng “chẳng chết thằng tây đen nào”.

4. Biết Bạn Cần Gì?

Tuy được sắp xếp theo thứ tự vị trí thứ tư, nhưng “cần” lại đóng vai trò quyết định quan trọng xem những phương tiện nào, điều kiện nào “cần phải có” để thoả mãn cho mục đích và cái muốn của bạn. Thiếu yếu tố “cần” này, thì khó mà bạn có thể hoàn thành được 3 yếu tố nêu trên. Tiếc thay, không ít các bạn chủ tiệm Nail thường “quên” hay thiếu sót trầm trọng phần nàỵ

Vậy Cần là gì?

Cần cũng là một trạng thái tâm lý, nằm trong ngã thức, nhằm biểu hiện những điều kiện, hay phương tiện “phải có và đủ để sống còn.”

Nếu bạn để ý kỹ, bạn sẽ thấy giữa định nghĩa của “cần” và “muốn” khá giống nhau. Cả hai đều mang cùng một tính chất: “không có là không được.”Nhưng nếu cần phân biệt rạch ròi thì cũng không khó lắm.

Thí dụ: bạn muốn sống thì bạn cần không khí để thở. Như vậy, không khí đóng vai trò điều kiện hay phương tiện cho cái muốn của bạn. Không có không khí của “cái cần” thì “cái muốn” sống của bạn không thể thoả mãn được. Hay nói một cách giản dị hơn: cần là phương tiện và muốn là cứu cánh. Có bạn khôi hài hơn thì nói thế này: muốn là cánh tay nối dài của cần.

Trong chủ đề số tới: “Làm thế nào để kiếm thật nhiều tiền trong tiệm Nail của bạn”, chúng tôi sẽ dành nhiều trang hơn, để giúp bạn: biết làm sao dùng cái “cần” này để “câu cá“. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ ôn lại cả 4 yếu tố quan trọng nêu trên, nhưng chủ yếu sẽ nhấn mạnh về cái cần như: tìm địa điểm ở đâu thì tốt? Tốt là tốt ở chỗ nào? Ai sẽ giúp bạn làm điều này? Làm thế nào mới biết họ có đủ tiêu chuẩn hay không?  Tại sao phải cần họ giúp? Dĩ nhiên, sẽ không thể thiếu được những phần quan trọng như: Khách hàng của bạn là ai? Họ thuộc loại nào? Họ muốn gì từ tiệm của bạn? Họ cần gì? Thế nào mới là thợ giỏi? Làm sao giữ được thợ giỏi v.v.

Nếu bài viết này, tạm coi như phần lý thuyết, thì bài sau sẽ chuyên về phần phân tích và thực hành.

Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi đề nghị bạn nên “tự thực hành” xem sao. Cách thức của thực hành cũng thật đơn giản.

Bạn dùng 4 trang giấy trắng. Mỗi trang bạn ghi một câu hỏi. Dưới câu hỏi, bạn dùng viết chia làm hai cột.

Câu đầu tiên thì bạn ghi cột bên trái là “sở trường”, và cột bên phải là “sở đoản.” Rồi bạn cứ điền sở trường của bạn vào bên sở trường, và sở đoản vào phần sở đoản v.v.

Câu số hai thì bạn cũng làm tương tự như câu một. Cột bên trái thì bạn dành cho “mục đích” thuộc về sở trường, và cột bên phải là cho sở đoản.

Câu số ba thì cột bên trái là “muốn” và cột bên phải là “thích.”

Còn câu thứ tư thì bạn ghi những gì mà bạn nghĩ, bạn cần “phải có” để đạt được 3 điều trên.

Chúng tôi có thể bảo đảm với bạn, nếu bạn thật sự nghiêm túc với chính bạn. Bạn thật sự muốn thành công, muốn kiếm thật nhiều tiền từ tiệm Nail của bạn; thì mỗi ngày, bạn chỉ cần bỏ ra 30 phút, ngồi đọc, ghi xuống những câu trả lời cho 4 yếu tố quan trọng nêu trên. Sau 30 ngày, bạn sẽ thấy “kỳ tích” sẽ xẩy ra trong tiệm cũng như trong cuộc đời của bạn.

Hãy nhớ: bạn phải muốn chứ đừng có thích. Nếu không, thì bạn biết kết quả là gì rồi.