1

Ứng Dụng Phong Thủy Trong Phòng Ngủ

 

Image by StockSnap from Pixabay

Phong Thủy là gì?

Theo từ ngữ Hán Việt, Phong là gió – không khí, và Thủy là nước. Dĩ nhiên, chúng ta không cần phải giải thích dài dòng, vì ai trong chúng ta cũng biết, không khí và nước là 2 yếu tố quan trọng nhất, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của con người. Người ta có thể chết trong vòng vài phút, nếu không có không khí; và sẽ chết trong vài ngày, nếu không có nước.

Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh giữa hai chữ Phong và Thủy thì chúng ta thấy chữ Phong quan trọng hơn chữ Thủy. Vì thời gian ảnh hưởng đến mạng sống của con người nhanh hơn; cho nên, chữ Phong được đặt trước chữ Thủy, để nói lên tầm quan trọng của cái nào hơn cái nào.

Có thể nói, người sáng lập ra môn Phong Thủy đã xác định rõ mục đích của khoa Phong Thủy là gì? và phải làm gì? để kiện toàn 2 tố chất quan trọng này trong đời sống. Tiếc thay, sau này, nhiều người chỉ học ngoài “da” mà quên đi phần “tủy”. Từ đó, họ thần thánh hóa, kết hợp thêm nhiều môn khác vào Phong Thủy, và biến Phong Thủy trở thành một môn học đầy những sự huyền bí, mâu thuẫn, hoang đường, và thiếu khoa học. 

Vậy làm sao Bạn có thể áp dụng Phong Thủy vào phòng ngủ của bạn để đạt được hiệu quả nhất. Đó chính là chủ đề của bài viết này.

Ai trong chúng ta cũng biết, giá trị của một giấc ngủ ngon sẽ ảnh hưởng đến thân và tâm của con người như thế nào?  Vì khi chúng ta ngủ, chính là lúc cơ thể chúng ta có dịp phục hồi năng lượng, sau một ngày dài làm việc hay tư duy. Nếu chúng ta không có một giấc ngủ ngon, chúng ta sẽ thiếu năng lượng. Và khi chúng ta thiếu năng lượng, đầu óc của chúng ta sẽ không thể hoạt động một cách có hiệu suất, hay minh mẫn được, và từ đó, thường đưa chúng ta đến những quyết định sai lầm, hay những lỗi lầm trong công việc, gây ra những thiệt hại lớn.

Chính vì vậy, có được giấc ngủ ngon, chúng ta sẽ có được những nguồn năng lượng dồi dào. Và nguồn năng lượng đó, sẽ giúp cho tâm trí của chúng ta linh hoạt và đầy sáng tạo.

Thế nên, nếu Bạn biết cách áp dụng Phong Thủy vào trong phòng ngủ của Bạn đúng cách, bạn sẽ có những giấc ngủ ngon. Hay nói khác hơn, Bạn có dư năng lượng. Một người thành công, có bình an và hạnh phúc, là người luôn có dư năng lượng. Chính vì có dư năng lượng, nên họ mới có những sáng tạo hay, những tư tưởng, hay cách ứng xử tuyệt vời.

Sau đây là bốn yếu tố quan trọng trong Phong Thủy, bạn có thể áp dụng trong phòng ngủ của Bạn.

Phong: Phong đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp Bạn có giấc ngủ ngon. Bởi vì, khi có bạn dư không khí, thì Bạn sẽ dễ thở hơn, và dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Cho nên, trong phòng ngủ của Bạn, Bạn cần có một không gian thoáng đãng. Không gian thoáng đãng, không phải là không gian rộng hay hẹp của căn phòng, mà là khoảng không gian, không bị chất chứa qúa nhiều đồ vật công kềnh chiếm giữ như: tủ trang điểm qúa lớn, giá để đèn hai bên giường, hay những cây chậu cảnh to lớn v.v.

Cửa Sổ: Cửa sổ đóng một vai trò khá quan trọng trong phòng ngủ, vì đó là “cổng” để thoát những Khí thải trong cơ thể của bạn trong lúc Bạn ngủ, ra bên ngoài. Nếu Bạn cứ đóng kín “cổng” thì những Khí thải trong cơ thể của Bạn sẽ không thể thoát ra bên ngoài. Chính vì vậy, Bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu dưỡng khí. Cách hay nhất để làm mới lại phòng ngủ của Bạn là: lúc Bạn vừa thức dậy, Bạn nên mở toang cửa sổ ra khoảng 15 đến 30 phút, để những thán khí do bạn thải ra có dịp “bay” ra ngoài, và đem những dưỡng khí mới vào trong phòng ngủ của Bạn.

Đầu Giường: Đầu giường của Bạn cần phải kê sát vào tường để tạo ra cảm giác vững chãi. Khi Bạn có cảm giác vững chãi, Bạn sẽ dễ dàng vượt qua những sóng gió trong cuộc đời của Bạn. Nếu Bạn muốn người chồng hay vợ của Bạn chung thủy với bạn, bạn nên kê giường sát vào góc tường, với đầu giường tựa vào một góc khác. Như vậy, khi lên giường thì cả vợ và chồng đều đi “chung” một đường, mà không phải mỗi người đi theo một đường so với cách đặt giường phổ thông (chiếc giường đặt ngay giữa phòng, nên vợ hay chồng đều có thể đi lên hay xuống giường theo lối của mình.)

Đầu giường nên tránh hướng về cửa cầu tiêu vì cầu tiêu luôn có những xạ khí sẽ gây ra những sự khó chịu về mùi hôi. Theo phong thủy, nếu hướng đầu giường quay về hướng cầu tiêu, sẽ khiến đầu óc tối tăm, hay có những suy nghĩ tiêu cực, dơ bẩn.

Tủ kính/ Gương: Nhiệm vụ chính của gương là phản chiếu chân thực những gì xuất hiện trước nó. Nếu bạn đặt qúa nhiều gương trong phòng ngủ, và đặt trong nhiều góc độ khác nhau, thì gương sẽ tạo ra cho bạn rất nhiều ảo giác, sống xa sự thật. Hãy tưởng tượng lúc Bạn đang mơ giật mình tỉnh giấc, tự nhiên Bạn thấy vô vàn hình ảnh của Bạn phản chiếu từ gương, sẽ khiến Bạn sinh ra sợ hãi. Dù rằng, những hình đó là Bạn, nhưng lúc chưa tỉnh ngủ, Bạn chưa kịp nhận diện ra.

Dĩ nhiên, nếu bàn sâu rộng về thiết kế Phong Thủy trong phòng ngủ như thế nào là tốt nhất, thì phải cần đến cuốn sách vài trăm trang, hoặc Bạn cần có sự trợ giúp của những thầy phong thủy có kinh nghiệm. Nhưng nếu Bạn chỉ cần làm theo bốn điều nêu trên, Bạn có thể đạt được hơn 70% lợi ích rồi.




Nhà Bếp Là Nơi Thắp Sáng Từ Bi & Tuệ Giác Trong Bạn

Image by Magnascan from Pixabay

Nếu chủ đề lần trước chúng tôi đã chia xẻ với Bạn về những yếu tố cần thiết để có được sự An Cư Lạc Nghiệp, thì chủ đề hôm nay, chúng tôi xin chia xẻ với Bạn, làm sao có thể sử dụng phòng Bếp của Bạn, để thắp sáng Từ Bi và Tuệ Giác đang có sẵn trong Bạn, được phát huy một cách rực rỡ hơn.

Từ, Bi và Tuệ, Giác là bốn chất liệu vô cùng quan trọng trong việc đem đến sự Bình An, Hạnh Phúc, Vui Tươi trong cuộc sống của con người.

Từ là đem niềm vui đến cho người khác. Bi là lấy, hay làm vơi đi niềm đau nỗi khổ cho người khác. Tuệ là khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp theo chiều sâu; và Giác là nhận ra, biết ra.

Bốn chữ Từ, Bi, Tuệ, Giác thường được sử dụng trong kinh điển của Phật Giáo. Nhưng thật ra, đó không phải là “ bản quyền – copyright” của Phật Giáo, mà đó là Bản Tính sẵn có nơi mỗi con người. Nhưng vì chúng ta không hiểu được giá trị và định nghĩa đúng đắn của 4 từ trên; cho nên, chúng ta không biết cách ứng dụng làm sao để đem đến sự Bình An, Hạnh Phúc cho mình và cho người. Chính vì vậy, bài viết này, chúng tôi xin chia xẻ với Bạn một góc nhìn mới. Một góc nhìn mà Bạn đã có sẵn, nhưng không biết làm sao để phát huy hết giá trị đích thực của Từ Bi và Tuệ Giác đang có trong Bạn.

Hãy tưởng tượng, khi một người thân của bạn bị cảm cúm, Bạn vào bếp, và nấu cho người thân của Bạn một chén cháo, ăn để giải cảm, có phải Bạn đang thực hiện lòng từ bi không? Chắc chắn là vậy rồi. Vì sao? Vì Bạn đang tìm cách làm vơi bớt đi sự đau đớn mà người thân Bạn đang gánh chịu, và bạn mong muốn chén cháo giảm cảm của Bạn, sẽ giúp cho người thân của Bạn sớm hồi phục, mạnh khỏe và vui tươi. Lấy đi niềm đau ra khỏi người thân, đó là lòng Bi, và đem lại sự vui, mạnh khỏe, cho người thân, đó chính là lòng Từ.

Như vậy, Bạn đâu cần phải đi làm biết bao việc thiện, bạn phải tu tập khổ nhọc, Bạn phải ăn chay trường, mới có thể phát huy, hay phát triển được lòng Tư Bi đâu. Mà chỉ cần, khi Bạn chú tâm, để ý vào làm một việc gì cho một ai đó, mà việc làm của Bạn, có khả năng lấy ra hay làm vơi đi sự khổ đau cho người khác, thì lòng Bi trong Bạn đang được thắp sáng. Và khi Bạn, cũng để hết tâm ý, quan sát tỉ mỉ, để đem đến niềm vui và sự an lạc cho người khác, thì Bạn đang thể hiện lòng Từ.

Như vậy, lòng Từ Bi không phải là một điều gì “xa tầm với”, ở tận cõi nào, mà nằm ngay trong chính Bạn. Chỉ cần Bạn hiểu rõ được định nghĩa một cách đúng đắn, thì Bạn không cần mong cầu, hay phải lặn lôi đi khắp mọi nơi, để tìm cầu lòng Từ Bi, mà Bạn có thể thực hiện ngay với những người thân đang sống chung quanh Bạn. Bạn hãy thực tập thể hiện lòng Từ Bi mỗi ngày trong cuộc sống, và biến đó thành thói quen, thì đời sống của Bạn sẽ luôn có hạnh phúc và bình An. Vì sao? Vì Từ và Bi chính là hai trong bốn chất liệu quan trọng để tạo ra Bình An và Hạnh phúc. Không có lòng Từ Bi thì cuộc sống của Bạn sẽ chìm trong đau khổ và vô vị.

Tương tự như Từ Bi, Tuệ Giác cũng là hai chất liệu quan trọng khác. Nhưng Tuệ và Giác nếu đem so với Từ Bi, thì Tuệ và Giác quan trọng hơn, bởi vì, nếu không có Tuệ và Giác, thì lòng Từ Bi khó có thể thể hiện được sự tinh tế nhất.

Thí dụ: Khi người thân của Bạn bị cảm, và bạn đi nấu cháo giải cảm cho người thân của bạn, vì sao? Vì Bạn muốn người thân của Bạn sớm được khỏe mạnh. Nếu trong suốt qúa trình Bạn nấu cháo, mà Bạn lại bận suy tư, lo âu về những chuyện khác, hay Bạn cảm thấy bực dọc khó chịu, hay Bạn cảm thấy phiền toái, thì những nguồn năng lượng tiêu cực đó sẽ được “thẩm thấu” vào chén cháo mà Bạn đang nấu. Và khi người thân của Bạn ăn phải chén cháo với nguồn năng lượng tiêu cực đó. Thay vì họ sẽ sẽ hưởng được lòng Từ Bi của Bạn, thì họ sẽ nhận được những “độc dược” từ những tư duy tiêu cực của Bạn.

Chính vì vậy, sự có mặt của Tuệ (khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp theo chiều sâu) và Giác (nhận ra, biết ra) sẽ giúp cho Lòng Từ Bi ban đầu của Bạn, được duy trì và “gởi gấm” vào trong chén cháo một cách dồi dào và trọn vẹn .

Phương pháp nấu ăn có Tuệ Giác là phương pháp quan sát tâm ý trong qúa trinh nấu ăn để nhận ra những trạng thái tâm lý trong nấu ăn đang là trạng thái gì. Nếu trạng thái tâm lý đang nấu ăn là lòng Thương, lòng Từ, Lòng Bi, Bình An, Vui Vẻ thì Bạn hãy tiếp tục tập trung vào lòng yêu thương hay lòng Từ Bi đó, bằng cách gia tăng sự suy nghĩ đến những việc đẹp, tốt, đáng yêu mà người thân đã làm cho Bạn, mà không để bất cứ một ý niệm như: lo âu, phiền toại, buồn bực, sợ hãi v.v. nào chen vào.

Nếu như chẳng may Bạn không có thể duy trì lòng thương, lòng Từ hay lòng Bi mà trong lòng Bạn bắt đầu “nổi sóng” thì bạn nên dừng lại việc nấu ăn, hay bạn đã nấu xong, thì Bạn cũng đừng cho người thân của Bạn ăn. Bởi vì, Bạn đã nhận ra (Giác) thức ăn bạn nấu với nguồn năng lương tiêu cực sẽ trở thành “độc dược” đối với người thân của Bạn. Thay vì họ sẽ sớm hồi phục, khỏe mạnh và sống vui tươi thì bịnh của họ sẽ trở nên nặng hơn, tinh thần của họ sẽ thấm những độc tố: buồn phiền, lo âu, phiền toái từ bạn, và cuối cùng, họ sẽ đem những phiền não, khổ đau của họ trao tặng lại cho Bạn.

Như vậy nhờ có Tuệ giúp cho Bạn có thể tập trung sâu hơn để nghĩ về những điều tốt đẹp và duy trì sự tốt đẹp đó trong suốt qúa trình nấu, và Giác giúp cho bạn nhìn sâu hơn để hiểu được tại sao người thân của Bạn sau khi ăn những thức ăn của Bạn nấu xong lại trở nên dễ, cáu gắt, bực bội, bất mãn, khổ đau hay trở nên vui tươi, mạnh khỏe yêu đời.

Con người ta ăn để sống,nhưng nếu những thực phẩm chúng ta ăn, đều được tẩm bằng những chất liệu độc hại như: lo âu, phiền não, căng thẳng, phiền muộn, bực tức, thù hận, ganh ghét v.v. thì chẳng trách sao cuộc đời của chúng ta luôn chìm trong khổ đau, bịnh tật .

Hãy biến nhà bếp của Bạn thành nơi để thắp sáng lòng Từ Bi và Tuệ Giác của Bạn. Bạn hãy bắt đầu bằng việc thực tập thành những thói quen như:

  • Nhất định không nấu ăn khi lòng Bạn đang lo âu phiền não, buồn bực hay có những suy nghĩ tiêu cực
  • Không nghe bất cứ loại nhạc, âm thanh nào trong lúc nấu ăn để Bạn có được sự tập trung cao nhất
  • Bạn chỉ nấu ăn khi bạn có được sự Bình An, Vui Vẻ, Yêu Thương, Hạnh Phúc
  • Khi nấu ăn, Bạn luôn nghĩ đến những điều tốt lành, và gởi tình yêu thương của Bạn qua thực phẩm, món ăn, thay vì dung lời nói

Chỉ cần Bạn duy trì thực tập trong vòng 30 ngày, thì Bạn sẽ tập thành những thói quen tốt. Chính những thói quen tốt này sẽ giúp Bạn thắp sáng lòng Từ Bi và phát huy Tuệ Giác của Bạn, để đem đến sự Bình An và Hạnh Phúc cho Bạn, và cho tất cả những người thân yêu của Bạn.




Thế Nào Là “An Cư – Lạc Nghiệp” Trong Địa Ốc

Image by Barbara Jackson from Pixabay

Nói đến 4 chữ An Cư – Lạc Nghiệp thì không ai trong chúng ta không biết câu này. Nhưng thật sự, có bao nhiêu người trong chúng ta có thể hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc mà tổ tiên của chúng ta muốn truyền lại cho chúng ta?

Theo định nghĩa Hán-Việt: An nghĩa là không xáo trộn, Cư là nơi chốn ở, Lạc là niềm vui, và nghiệp là hành động, hay những công việc chúng ta làm.

Hay An Cư – Lạc Nghiệp có nghĩa là: Có một chỗ ở không xáo trộn (An Cư) thì sẽ đem đến những hành động vui tươi, hay công việc thăng tiến (Lạc Nghiệp).

Và dựa trên định nghĩa đó, chúng ta tự diễn dịch là muốn có một chỗ ở không xáo trộn (An Cư) thì phải làm chủ căn nhà.

Nhưng Sự Thật thì đâu phải là cứ làm chủ căn nhà là bạn có An đâu? Bởi vì, muốn có cái An đó, bạn phải chịu khó quan sát, phân tích tỉ mỉ qua lăng kính của Thuyết Nhân Quả nữa mới được.

Theo thuyết Nhân Quả thì, An Cư thuộc về Nhân, và Lạc Nghiệp thuộc về Quả.

Trên thực tế, Qủa chẳng bao giờ có được, nếu như cái Nhân ban đầu bị lép, hay không thể nẩy mầm.

Như vậy, muốn cho Nhân nẩy mầm, thì phải qua một số quy trình bao gồm: sự chọn lựa giống tốt, đất đủ dinh dưỡng, lượng nước vừa đủ, v.v. Nếu thiếu những yếu tố quan trọng nêu trên, thì Nhân sẽ chết Lép, hoặc bị Thối, và sẽ chẳng bao giờ có Quả.  Cho nên, nếu muốn có Quả thì bạn lại cần phải có đầy đủ các yêu tố cần thiết cho Nhân.

Như vậy, nếu Bạn muốn hạt giống An Cư được nẩy mầm, trưởng thành, đơm hoa, kết trái Lạc Nghiệp, thì những điều kiện cần có để đem đến sự An Cư, đó là:

Bạn phải Biết Mục đích của Bạn mua nhà để Làm gì? Bạn thật sự muốn gì? và Bạn Cần phải làm những gì?

Tiếc thay, chúng tôi đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu những hạt “An Cư” bị lép, và để lại khá nhiều phiền não cho gia chủ và thân quyến của họ. Chính vì vậy, trong chủ đề An Cư này, chúng tôi muốn chia xẻ với bạn, làm thế nào để bạn có đủ những điều kiện tốt nhất cho hạt giống An Cư của Bạn, để hạt giống An cư này có thể nẩy mầm, phát triển, đơn hoa, kết trái Lạc Nghiệp như Bạn mong muốn.

Việc đầu tiên bạn cần phải có đó là: một tờ giấy và một cây viết.

Sau đó, bạn bắt đầu Viết từng câu hỏi sau đây xuống, và bạn hãy trả lời những câu hỏi này một cách chính xác nhất.

  • Mục đích Bạn muốn mua nhà để làm gì?
  • Tại sao Bạn lại chọn mục đích đó?
  • Vậy (điền câu trả lời của tại sao vào) có bao nhiêu ưu điểm?
  • Và có bao nhiêu khuyết điểm?
  • Nếu Khuyết Điểm nhiều hơn Ưu Điểm, Bạn có tiếp tục chọn mục đích này không?
  • Nếu có? Tại sao có?
  • Nếu Không, tại sao Không?
  • So sánh giữ kết qủa của tại sao có, và tại sao không, kết quả nào khiến cho bạn có An hơn?
  • Nếu cả hai cùng đưa đến Bất An, thì Bạn có kiên trì theo đuổi mục đích ban đầu, hay Bạn chọn mục đích khác?
  • Nếu Bạn chọn mục đích khác, thì mục đích mới của Bạn là gì?

Đó là 10 câu hỏi căn bản, sẽ giúp cho bạn hiểu rõ mục đích của bạn là gì?  Khi Bạn đã nắm vững được mục đích của bạn, thì bạn sẽ không bị những hoàn cảnh khác làm lung lay. Khi mục đích bạn không bị lung lay, và bạn vẫn tiếp tục bước tới, thì đích đến của bạn phải đúng với sự mong muốn ban đầu. 10 câu hỏi trên, là những điều kiện cần thiết cho sự An Cư,  và khi sự An Cư đã thật sự hiện hữu, thì Lạc nghiệp đến với bạn, và những người thân yêu của bạn, là việc tất nhiên.

Dĩ nhiên, nếu bạn muốn thực tập sâu hơn, để đem đến sự An Cư bền vững hơn, thì bạn có thể nhấn vào đây để tải toàn bộ những câu hỏi. Với những câu hỏi tiếp theo sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về: Bạn muốn gì? và Cần gì?

Đầu Tư vào một căn nhà, là một sự đầu tư lớn trong cuộc đời của Bạn. Bạn cần nên cẩn thận, bình tỉnh, sáng suốt, và nên đưa ra những lựa chọn tối ưu dựa trên những sự quan sát, và phân tích tỉ mỉ của chính bạn; chứ bạn đừng nên đầu tư theo cảm xúc, hay theo hứng chí nhất thời. Nếu không, người thiệt thòi chính là bạn và những người thân yêu của bạn.




Một Vài Suy Nghĩ Về “The Best Job” Ở Mỹ

Trong nhiều lúc trà dư tửu hậu, một số bạn bè đặt cho chúng tôi (vì biết chúng tôi có cơ hội gặp gỡ với nhiều khách hàng trung lưu và khá giả) những vấn đề rất thú vị.  Một số vấn đề (hay câu hỏi) xoay quanh công ăn việc làm, và họ muốn biết cái việc làm (job) nào là “the best job” và dân giàu có định nghĩa thế nào.  Câu hỏi này làm chúng tôi suy nghĩ rất nhiều và buộc chúng tôi phải đi làm research.

Sẽ có rất nhiều người với nhiều định nghĩa khác nhau về “best job”.    

Một số cho rằng việc mình đang làm là “best job”.  Nếu vậy thì chúc mừng cho Bạn vì Bạn đã tìm được công việc mà mình yêu thích.  Theo như research của Gallup Poll năm 2013 thì chỉ có 13% người đi làm cảm thấy gắn liền với công việc họ đang lắm.  Số còn lại 87%  – thì không tìm thấy hạnh phúc, và vui vẻ trong việc họ làm.  Chúng tôi không nghĩ rằng những con số nầy thay đổi nhiều trong 4 năm qua.

Một số khác cho rằng những việc làm giúp đỡ những người khác trong xã hội như bác sĩ, y tá, lính cứu hỏa, các vị linh mục, hòa thượng, v.v. là “best job”.  Đây chỉ là một số rất ít nghề nghiệp trong xã hội mà chúng tôi liệt kê – còn hàng trăm nghề khác để giúp người trong xã hội – mà chúng tôi nghĩ và phục họ bởi vì chỉ có sự đam mê, tinh thần hy sinh cao cả cho xã hội thì họ mới theo đuổi (nghề).

Một số khác (số nầy hầu hết là thuộc lớp người millenniums – số người khoảng 25 đến 35) thì “best job” đối với họ là sự tự do, độc lập, không bị ràng buộc bởi khoảng thời gian 9-5 mỗi ngày.  Đối với họ thì không có sự tách biệt nhiều giữa cuộc sống (life) và công việc (job) trong cuộc sống hàng ngày của họ. Với họ thì không chỉ bị “ràng buộc” phải chỉ một “best job” mà họ có thể có nhiều job khác nhau kể từ lúc họ tốt nghiệp đại học (hầu hết lớp người millenniums có nhiều điều kiện và môi trường thích hợp để giúp họ tốt nghiệp đại học).

Chúng tôi cho rằng những suy nghĩ và cách nhìn về một “best job” ở trên đều đúng.  Để có một cuộc sống thăng hoa, vui vẻ hạnh phúc thì Bạn phải trước tiên yêu thích công việc Bạn đang làm.  Bởi về Bạn sẽ bỏ 8 đến 10 giờ mỗi ngày (hơn 1/3 thời gian Bạn có trong một ngày) trong việc làm thì tốt nhất là Bạn yêu thích nó.  Nếu không thì Bạn sẽ rất khổ sở và … unhappy … trong cuộc sống của mình.    (Chúng tôi không phải là bác sĩ nhưng tin rằng rất nhiều bệnh của cuộc sống hiện đại ngày nay đều phát xuất từ “stress”.)

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với Bạn một cái nhìn khác về “best job”.  Chúng tôi xin nhắc lại rằng chúng tôi hoàn toàn đồng ý một “best job” là phải đem lại được niềm vui trong cuộc sống của Bạn, cho dù đó là job gì đi nữa.  Bạn cần có sự đam mê (passion) trong việc mình làm mỗi ngày.  Nếu Bạn chưa có sự đam mê, hay vẫn chưa chọn được “best job” thì có thể Bạn cần dành thời gian tìm hiểu qua sách vở, người thân, bạn bè, và chính bản thân mình những công việc làm nào mà mình thích, và hợp với khả năng trình độ của mình.  Tác giả bài viết này đã từng tốt nghiệp và làm kỹ sư, và đã bỏ một khoảng thời gian dài đề cuối cùng tìm cho chính mình một công việc khác hoàn toàn thích hợp với cá tình, trình độ, và sở thích hơn trong nghành địa ốc.

Dĩ nhiên một “best job” cũng phải giúp Bạn trả bill hàng háng.  Nếu Bạn nói “best job” của Bạn là ngắm mặt trời mọc cho đến mặt trời lặn với ly margarita bên cạnh một mỹ nhân ở bãi biển nào đó ở Hawaii thì quả thật rất lý tưởng.  Nhưng nếu việc ngắm mặt trời này không đem lại một đồng bạc nào (ít nhất để mua được ly margarita) thì “best job” này kéo dài được bao lâu?!  Nhưng nếu như Bạn lập được hội “ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn” ở Hawaii và charge mỗi hội viên một số tiền nào đó để để trả bill cần thiết thì ngắm mặt trời thật là “best job” (nếu Bạn có best job như vậy thì cho chúng tôi biết để chúng tôi … bắt chước nhé).

Chúng tôi đã phỏng vấn và nói chuyện với nhiều người, đọc nhiều sách, tham khảo nghiên cứu và cuối cùng đi đến kết luận … thật sự không có “free lunch”[1] trong việc tìm một “best job”.  Một job nào đi nữa, dù là “best job”, Bạn vẫn phải đầu tư thời gian và tiền bạc và sức lực của mình.  Cả những công việc làm nhiều tiền nhất như luật sư hay bác sĩ mổ/gây mê, họ cũng phải bỏ ra biết bao nhiêu thời gian học hành, thực tập, thi cử[2], v.v. để được một việc làm income cao.

Tuy nhiên sau khoảng thời gian tìm hiểu nghiên cứu và suy nghĩ chia sẻ suy nghĩ với nhiều người thân quen, chúng tôi cho rằng “best job” là job mà Bạn không phải làm nhiều mà vẫn có tiền.

“Best job” mà chúng tôi nghĩ đến là những khoản đầu tư của Bạn, ngoài công việc chính hàng ngày của Ban.

Chắc Bạn đã nghe câu nói “… nothing can be said to be certain, except death and taxes”[3]?.  Dịch nôm na là”… không có gì bảo đảm cả ngoại trừ cái chết và thuế”.  Nói về thuế[4] thì tùy theo mức income của Bạn và Bạn sẽ trả thuế theo phần trăm nào.  Trung bình Bạn sẽ trả khoảng 28%-35% tiền thuế trên mức income của Bạn làm trong năm.  Nhiều không?  Nếu giống như nhiều người khác thì chắc Bạn cũng ít nhiều méo mặt khi phải ký check trả tiền thuế cuối năm.

Nhưng Bạn có biết rằng mức thuế áp dụng cho đầu tư của Bạn chỉ vào khoảng 15% đến tối đa là 20%?!  Tùy theo Bạn giữ (hold) cái khoản investment của Bạn bao lâu (thông thường trên 1 năm) và investment nầy tốn bao nhiêu thời gian của Bạn (IRS muốn xem đây là investment hay là job hàng ngày của Bạn) để IRS “giúp đỡ” giảm thuế cho Bạn.

Nếu là ordinary income thì mục thuế là 30%; nếu là investment income thì mức thuế là 15%.

Còn khoản investment nào là do chính Bạn quyết định.  Bạn có thể đầu tư địa ốc (nhà của, building, đất đai), cổ phiếu, công ty, v.v.  Bất cứ những gì Bạn muốn đầu tư.

Chúng ta thường nghe những câu đại loại như, “Làm cho nhiều đóng thuế hết cũng vậy thôi”.  Câu này cũng không đi xa quá thực tế là bao nhiêu nếu như Bạn cố gắng làm nhiều trong công việc chính của Bạn.  Thí dụ Bạn làm cho một công ty với số lương $60,000 một năm.  Nếu Bạn cố gắng làm việc chăm chỉ trong cả năm.  Vì sự cố gắng của Bạn nên công ty tặng Bạn một tiến thưởng bonus $10,000 và lên lương cho Bạn 5%.  Vì vậy tính ra income của Bạn trong năm qua được 60,000 + 5%x60,000 +10,000 = $73,000.  Cho rằng Bạn trả thuế trung bình 30%.  Thay vì Bạn phải trả thuế $60,000 x 30% = $18,000, Bạn sẽ trả $73,000 x 30%  =  $21,900.  Nói một cách khác là Bạn sẽ trả thêm gần $4,000 tiền thuế cho IRS.

Nhưng nếu số tiền $10,300 extra không phải từ công việc chính của Bạn, mà có từ những khoản đầu tư của Bạn thì Bạn chỉ trả 15% x 10,300 =  $1,545.

Trong thí dụ trên, tùy theo hình thức đầu tư của Bạn, ngoài phần Bạn save được gần $2,500 tiền thuế Bạn có thể thêm được những phần “extra” khác.  Nếu đầu tư vào địa ốc như nhà cửa hay building, Bạn có thể deduct tiền closing costs.

Dĩ nhiên để đầu tư vào một cái gì đó, trong buổi ban đầu Bạn sẽ tốn thời gian, tiền bạc, sức lực để tìm hiểu vấn đề.  Nhưng một khi Bạn đã hiểu rõ thì Bạn sẽ bớt tốn đi rất nhiều những yếu tố này mà Bạn vẫn được có income – mà không phải trả thuế cao.

Việc Bạn trả mức thuế thấp cho những khoản đầu tư của mình là hoàn toàn hợp luật.  Luật thuế (về investment) được đặt ra là để khuyến khích mọi người đầu tư.  Đây là điểm mà thành phần trung lưu trở lên (của Mỹ) biết rất rõ và biết cách tận dụng tối đa.  Những khoản tiền họ để dành (từ công việc chính hàng ngày của họ) đều được cho vào những hình thức đầu tư sinh lợi.

Còn gì bằng nếu một lúc nào đó income của Bạn từ những khoản đầu tư lại cao hơn nhiều so với tư công việc hàng ngày của Bạn?  Khi đó Bạn khỏi lo sợ việc Bạn bị mất job.

Một điều hiển nhiên mà rất nhiều người chúng ta không để ý cho đến khi quá trễ.  Khi chúng ta càng lớn tuổi thì khả năng kiếm tiền chúng ta càng bớt đi – tay chân chậm chạp, mắt mờ, đầu óc không sáng suốt nhanh nhẹn.  Và khi đó nếu Bạn, lúc trẻ, biết để dành đầu tư vào cái gì đó sinh lợi, thì cuộc sống về già của Bạn sẽ thoải mái hơn.

Tác giả (bài viết này) nhớ hoài việc (và chắc chắn Bạn cũng đã nghe và thấy nhiều chuyện tương tự) cặp vợ chồng bảo trợ (sponsor) người Mỹ của gia đình chúng tôi khi chúng tôi mới đến Mỹ ở tiểu bang Iowa.  Họ chỉ là thành phần trung lưu (middle class) bình thường của Mỹ.  Điểm tôi nhớ là họ luôn dành dụm và đầu tư vào nhà cửa và building (họ lúc đó khoảng 45-50 tuổi).  Thật sự lúc đó tác giả chỉ biết vậy và phục họ vì họ “có nhiều nhà cửa”, nhưng chẳng biết gì mấy về vấn đề đầu tư.  Cho đến khi vào học business, tôi mới thấy rất rõ ràng động lực nào thúc đẩy họ đầu tư vào địa ốc.  Người chồng mất lúc còn trẻ (khoảng gần 60 tuổi), bà vợ thì vì có những căn nhà và building cho thuê nên sống rất thoải mái cho mãi đến bây giờ.

Để thấy rõ hơn một chút về việc tận dụng luật IRS khuyến khích đầu tư, chắc Bạn cũng đã nghe và thấy qua TV ứng cử viên tổng thống Mitt Romney của đảng Cộng Hòa năm 2012?  Đảng Dân Chủ muốn hạ ông ta nên la làng lên là Romney chỉ trả mức thuế 14%, trong khi mọi người phải trả 30%.  Chúng tôi không phải là CPA nên không đi sâu vào chi tiết của sự việc, nhưng có tìm hiểu một chút.  Thật ra Romney trả mức thuế cao, chứ không phải chỉ đơn thuần 13%.  Nhưng vì ông ta biết tận dụng những khoản giúp đỡ các hội từ thiện (Mitt Romney theo đạo Mormon và rất sùng đạo), và đặc biệt những khoản income ông có được là từ những hình thức investment của ông ta – vào business và địa ốc.    

Nếu Bạn muốn biết rõ chi tiết thì có thể vào link này http://money.cnn.com/2012/09/21/pf/taxes/romney-tax-return/.  Đây là bài viết trên website của hãng thông tấn CNN – nổi tiếng là thân đảng Dân Chủ (đối nghịch với đảng Cộng Hòa của Romney).  Tác giả bài viết phân tích rất rõ ràng và dễ hiểu, và kết luận mọi việc làm, đầu tư, hay trả mức thuế thấp của Romney đều hợp luật.  Chúng tôi đặc biệt để ý câu kết luận của tác giả, “The reason Romney’s rate is so low — despite having one of the highest incomes in the country — is because his income was derived almost entirely from capital gains and dividends from his extensive portfolio of investments. And that form of investment income is typically taxed at just 15%, well below the 35% top tax rate for high earners.” Tạm dịch là “Lý do mà mức thuế của Romney rất thấp – mặc dù income của ông ta thuộc loại cao nhất – là bởi vì income của Romney hầu hết có từ capital gains[5] và dividends[6] từ những khoản đầu tư.  Và income (đầu tư) này chỉ bị đánh thuế ở mức 15%, rất thấp so với 35% cho những người làm nhiều tiền.”

Dĩ nhiên Bạn và chúng tôi chưa phải là multimillionaire nên chưa có tiền mướn luật sư hay CPA thật giỏi và đắt tiền để giúp mình bớt thue, nhưng nếu Bạn và tôi áp dụng phương cách đầu tư của những “đại gia” như Mitt Romney thì chắc cũng không tệ lắm.

Vậy Bạn đã tìm được “best job” cho mình chưa?  Chúc Bạn sớm thành công.

[1] Chúng tôi có viết một bài liên quan đến khái niệm “free lunch” trong bài “Bạn Đã Chuẩn Bị Gì Chưa Cho Quãng Đời Còn Lại Của Mình” đâu đó trong trang web này

[2] Theo một số thông tin trên Internet, một người cần phải bỏ ra khoảng 10-13 năm để trở thành một bác sĩ chuyên khoa (specialist) kể từ lúc bước vào ngưỡng cửa đại học.

[3] Theo rất nhiều tài liệu thì Benjamin Franklin là người nói câu này.

[4] Mỗi người có hoàn cảnh tài chính khác nhau, chúng tôi muốn nhấn mạnh Bạn cần tham khảo với CPA của Bạn trước khi đầu tư.

[5] Capital gains là số tiền Bạn có được khi bán.  Thí dụ Bạn mua căn nhà để đầu tư $100,000, sau một năm căn nhà trị giá $120,000.  Sau khi trừ chi phí mua bán (đây là một điểm son nữa trong việc đầu tư vào địa ốc), sửa chữa (ví dụ tổng cộng là $5,000), Bạn chỉ còn lời $15,000 thì con số này là capital gains.

[6] Dividends là phần chia lời khi Bạn đầu tư vào một công ty.  Thí dụ Bạn là một trong 5 cổ đông của một công ty.  Cuối năm công ty, sau khi trừ tất cả chi phí, lời được $50,000.  Vì vậy Bạn được chia dividends là $10,000.




Location, Location, Location?

Nếu Bạn đã từng đi mua nhà hoặc mở một cơ sở thương mại, thì chắc đã nghe ít nhiều về từ “Location” (địa điểm)  (một từ nhưng được lập lại đến 3 lần) này?!!

Thực sự Location có thực sự quá quan trọng như vậy hay không?

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin bàn chữ Location dùng trong việc chọn một nơi cho cơ sở thương mại – mua lại cơ sở của người khác, hoặc mở một cơ sở mới hoàn toàn.

Sau rất nhiều nghiên cứu về các hình thức kinh doanh thương mại cũng như tiếp xúc với các chủ cơ sở, chúng tôi đi đến kết luận – Location thực sự không quá quan trọng như rất nhiều người nghĩ.

Một sự “áp dụng” của Location mà Bạn thấy rất rõ là giữa chợ và tiệm nail của người Việt.

Chợ (grocery store) là nơi lý tưởng để mở tiệm nail?

Chợ được xem là nơi lý tưởng cho những ai muốn mở tiệm nail.  Nếu tìm được một chỗ sát ngay chợ thì hay nhất.  Lý do đơn giản, theo cách lý luận của nhiều người muốn mở tiệm nail, là khách đi chợ già, trẻ, lớn, bé, giàu sang hay không cũng sẽ ghé ngang làm nail.  Vì vậy chỗ nào có chợ thì chắc chắn 100% sẽ có ít nhất một tiệm nail của người Việt kế bên.

Thật sự chợ phải là nơi lý tưởng không?  Không hẳn!  Thông thường Bạn đi chợ mua đồ ăn, Bạn có thời gian cà kê dê ngỗng để làm móng tay hay cắt tóc/uốn tóc không?  Nếu tiệm móng tay, cắt tóc/uốn tóc nằm trong mall thì có thể Bạn sẽ ghé ngang vì trong tâm Bạn biết mình sẽ đi mall mua sắm và ăn uống và làm … điệu.  Còn nếu Bạn chỉ nghĩ đi chợ mua đồ về nấu ăn thì Bạn chỉ lo vội về nhà, chứ chẳng có thời gian cho những dịch vụ làm đẹp.

Chúng tôi đã đi rất nhiều chợ và hầu như không thấy một tiệm nail nào nằm kế bên chợ gọi là đông khách/đông thợ.    (Dĩ nhiên không phải vì nằm kế bên chợ mà không thể đông khách/đông thợ, vì sự thành công của cơ sở thương mại còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.)  Và nếu Bạn để ý kỹ một chút thì rất hiếm khi thấy một tiệm tóc hay beauty salon nào của người Mỹ được đặt ngay kế bên một cái grocery store.

Thêm vào đó, chúng tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với một số chủ nail.  Họ khẳng định (vì đã từng nghĩ vậy và cũng đã trải qua) sự hiểu biết của chúng tôi rằng tiệm nail gần chợ chẳng giúp được gì nhiều về số lượng lẫn chất lượng khách.

Nhưng landlord thì nắm bắt được kiểu suy nghĩ lệch lạc này của dân Việt thích mở tiệm nail gần chợ, nên ký lease với các chủ tiệm tương lai này rất dễ dàng.  Và để rồi sau đó chủ tiệm mới khám phá ra rằng chuyện không như mình nghĩ.  Và cái vòng lẩn quẩn bắt đầu … bớt khách thì bớt thợ hoặc bắt đầu làm việc thiếu tiêu chuẩn, và khi khách không hài lòng thì khách quyết tâm “một đi không trở lại”, và khách mà không trở lại thì thợ buồn tình “bỏ đi luôn”.  Để rồi cuối cùng còn lại … 2 vợ chồng chủ tiệm.

Cũng vì suy nghĩ mở tiệm nail gần chợ là tốt nhất mà hầu như chỗ nào có chợ thì chỗ đó 100% là sẽ có tiệm nail của người Việt chúng ta.  Và người Việt cũng không cần “care” là chợ nhỏ hay lớn, sang trọng hay bình dân, cứ nhảy vào dành một chỗ rồi tính sau.

Nếu dành được một chỗ gần chợ “sang” thì tiền rent thường sẽ cao.  Để đủ trả tiền rent hàng tháng thì chủ tiệm (mới) phải nâng giá cao.    (Thật sự hầu hết các chủ tiệm không chịu khó tìm hiểu nghiên cứu thị trường quanh đó nên cũng hoàn toàn không dám chắc được giá cả thế nào là hợp lý khi mở tiệm.)  Nếu may mắn thì tiệm mới mở sẽ thu hút được khách.  Nhưng nếu bỗng dưng có một tiệm khác mở bên kia đường hoặc cách đó ½ miles và giá cả lại rẻ hơn thì đây thật sự là mối lo lớn của chủ tiệm mới.  Một số chủ tiệm ban đầu còn cố gắng giữ giá – quyết tâm “không thèm xuống giá” để xem ai chết trước.  Nhưng nếu làm chủ và chỉ dựa vào sự cạnh tranh giá cả để tồn tại thì khoảng thời gian để đi từ tiệm mới đẹp đẽ sạch sẽ cho đến tiệm vắng khách cũng không quá xa, và chỉ tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của chủ mới tới đâu thôi.

Nếu tiệm nail bên kia đường mới mở hoặc một tiệm mới khác cách chỗ Bạn ½ miles xuống giá để kéo khách thì Bạn là chủ tiệm (sát bên chợ) sẽ làm gì?

Location – cho dù đó là nơi gần hay cạnh chợ, hay gần một khu vực shopping nào đi nữa – cũng chỉ có giá trị tương đối, và không hẳn là cực kỳ quan trọng như nhiều người nghĩ.

Location chỉ nên được xem là một trong những chất tố – bên cạnh những chất tố chiến lược, chiến thuật, quảng cáo/tiếp thị, tài chính, phục vụ khách hàng, quản lý và giúp thợ thành công – và nếu được chủ tiệm áp đúng đúng đắn thì sẽ dễ dàng thành công hơn là chỉ xem Location là yếu tố duy nhất để chọn chỗ mướn hoặc sang lại tiệm của người khác.

Chúc Bạn sớm tìm được Location thích hợp và phát triển tiệm của mình ngày càng thành công.




Những Thắc Mắc Về Khu Bạn Muốn Mua Mà Không Biết Hỏi Ai

 

<a href=”https://www.freepik.com/free-photo/people-meeting-seminar-office-concept_2971845.htm#query=people%20meeting&position=11&from_view=keyword&track=ais”>Image by rawpixel.com</a> on Freepik

Nếu như Bạn mua nhà xây từ khoảng 1980’s trở lại thì xác suất rất lớn là mỗi tháng Bạn phải trả tiền HOA (Home Owners Association)[1], và số tiền HOA nầy đôi khi không nhỏ.  Tùy theo căn Bạn mua (hay sẽ mua) là nhà độc lập (Single Family Home – SFH) hay condo/townhouse, nhà trong khu vực tốt (trường lớp tốt và nhiều công ty hãng xưởng hi-tech) hay trung bình, v.v. mà Bạn có thể trả HOA cao hay thấp. 

Ở Arizona, Bạn có thể trả tiền HOA từ $40-$50/tháng cho SFH cho đến hơn $1,000/tháng cho condo hoặc hơn nữa.

Vậy tiền HOA là tiền gì?  Và tại sao Bạn phải trả hàng tháng?  Và phải trả bao lâu?  Và tiền HOA này sẽ lên hay xuống?  Ai làm chủ HOA? Và nhiều câu hỏi khác mà Bạn muốn biết.

Nếu Bạn chưa từng mua nhà thì HOA là một khái niệm rất mới mẻ.  Tại sao tôi phải đóng tiền cho khu vực mình ở?  Tôi đã mua nhà và đóng tiền bảo hiểm và tiền thuế, sao lại thêm một khoản tiền HOA?

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi trên mà chúng tôi nghĩ là thiết thực nhất để giúp Bạn có cái nhìn rõ hơn về HOA, cho dù Bạn đang sống trong khu vực có HOA hoặc sẽ mua nhà trong khu có HOA.

HOA là hình thức mà những nhà phát triển địa ốc (developers) dùng để kiểm soát và bảo về giá trị của khu vực mình phát triển/đầu tư.

Để giúp Bạn để hình dung hơn về khái niệm HOA.  Thí dụ một công ty phát triển địa ốc (developer) mua một mảnh đất lớn ở một khu vực sẽ phát triển của thành phố Gilbert[2].  Công ty này được thành phố cấp giấy phép xây những căn nhà (mảnh đất bây giờ trở thành một subdivision và được đặt một cái tên nào đó); và công ty này cũng đã mướn những kiến trúc sư vẽ những kiểu nhà, khu vui chơi hoặc hồ bơi cho trẻ em/người lớn, có những đường trail dành cho người đi xe đạp hoặc chạy bộ, v.v. Công ty sẽ tính toán toàn bộ chi phí để giữ gìn và bảo vệ cả cái subdivision và chia đều chi phí này cho tất cả những chủ nhà (homeowners) trong subdivision.  Và để hợp thức hóa vấn để chia đều chi phí này, công ty lập ra Home Owners Association hay HOA để làm việc trực tiếp với … homeowners.

Sau khi kế hoạch phát triển cả cái subdivision đã xong thì công ty developer này sẽ tiếp tục việc kinh doanh phát triển/xây dựng của họ ở những vùng khác, và chủ quyền và trách nhiệm của HOA của cái subdivision sẽ chuyển sang cho những người chủ nhà sống trong khu vực.

Đúng vậy!  Chủ của HOA chính là những người sống trong khu vực đó, chứ không phải một công ty nào làm chủ cả.

Mỗi subdivision có những tiện nghi (như nói ở trên – hồ bơi, sân chơi, v.v.) khác nhau và vì vậy chi phí HOA hàng tháng (cho homeowners) khác nhau.

Vì vậy Bạn sẽ làm gì trước khi mua nhà trong khu subdivision có HOA?

Dưới đây là một số những tài liệu liên quan đến HOA mà Bạn phải đọc kỹ trước khi mua nhà trong subdivision đó.  Nếu Bạn làm việc với broker của mình thì người này sẽ hướng dẫn giúp đỡ Bạn liên lạc với HOA.

CC&R (Covenants, Conditions & Restrictions): đây có thể là tài liệu quan trọng nhất mà Bạn cần phải đọc.  CC&R giải thích tất cả quyền lợi và bổn phận của chủ nhà sống trong subdivision.  Thí dụ công ty developer quy định chỉ có một số màu ngói (tile) nhất định mà Bạn có thể thay, hoặc Bạn chỉ có thể dùng một trong những màu quy định để sơn nhà (bên ngoài), hoặc Bạn không được đậu xe trên lòng đường trước nhà Bạn buổi tối, hoặc Bạn có thể nuôi bao nhiêu pet (chó hoặc mèo), và rất nhiều quy định khác. Nếu Bạn vi phạm một hoặc những điều lệ quy định trong CC&R thì HOA sẽ gởi giấy phạt về tận nhà.  Mỗi subdivision đều khác nhau, vì vậy quy định/điều lệ HOA của mỗi nơi khác nhau.  Vì vậy nếu Bạn muốn tránh những bực mình nhức đầu với HOA trong tương lai thì Bạn nên đọc thật kỹ điều lệ của họ.

HOA Bylaws:  tài liệu này giải thích kết cấu tổ chức sinh hoạt của HOA – ai có thể là thành viên của HOA, hình thức bầu bán thành viên sẽ tổ chức thế nào, nhiệm kỳ của mỗi thành viên sẽ là bao lâu, những buổi họp của HOA sẽ được tổ chức theo định kỳ thế nào, quyền lợi và trách nhiệm của những thành viên sẽ như thế nào, v.v.

HOA Budget & Financial Statements: HOA được lập ra để kiểm soát và quản lý toàn bộ subdivision và được quyền (theo Bylaws) mướn hoặc sa thải nhân viên và HOA cũng phải có kinh phí để sinh hoạt.  Giấy tờ tài chính và kinh phí của HOA được minh bạch để tất cả thành viên (chủ nhà trong subdivision) để hiểu rõ tiền lệ phí HOA hàng tháng mình đóng đã và sẽ được dùng vào những chuyện gì, có hợp lý hay không.  Bạn được quyền khiếu nại hoặc chất vấn trong những buổi họp của HOA.

HOA Meeting Minutes: tất cả những buổi họp của HOA được được ghi lại trong những biên bản buổi họp.  Bạn được quyền, và nên, xem những biên bản này để hiểu rõ những vấn đề nào được đưa ra bàn cãi và thảo luận, có thành viên nào (chủ nhà trong subdivision) đang kiện tụng hay khiếu nại HOA hay không.  Những vấn để tranh cãi kiện tụng mà Bạn đọc trong những biên bản này cũng sẽ rất có thể là những điều ảnh hưởng trực tiếp đến Bạn nếu Bạn mua nhà trong cái subdivision này.

Tóm lại HOA được lập ra cũng có cái hay và dở của nó.  Bạn không muốn căn nhà mình mới mua đẹp đẽ lại phải ở cạnh một căn nhà dơ dáy không dọn dẹp, và sân trước sân sau đầy những xe đậu chảy nhớt, hay cỏ mọc um tùm.  Nhưng bên cạnh đó, Bạn không muốn sống trong subdivision mà chi phí HOA quá cao để dùng trả tiền điện nước cho hồ bơi (trong cái subdivision) mà Bạn sẽ không bao giờ dùng đến. Chính vì vậy Bạn nên, qua người broker của Bạn, tìm hiểu thật kỹ những điều lệ trong khu Bạn muốn mua trước khi Bạn đặt bút ký tên giấy tờ closing.

[1] Một số nhà xây trước 1980’s trong một số khu vực vẫn có thể trả tiền HOA, nhưng hầu hết những nhà này thuộc loại “biệt thự” khoảng chừng 3,000-4,000sf trở lên

[2] Gilbert (bang Arizona) được Money magazine bình chọn là thành phố tốt hàng 22 trong số 781 thành phố với số dân từ 50,000 cho đến 300,000 trong năm 2014




Ngành Nail Ngày Càng ‘Khó ăn,’ Nhưng Còn Nhiều Cơ Hội

Hà Giang, Báo Người Việt

August 8, 2017

ORANGE COUNTY (NV) – Kinh tế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt, luật lệ khe khắt, các cơ quan California Board of Barbering, Cosmetology và IRS thường xuyên đến thanh tra kiểm toán và thẳng tay phạt vạ, là một số lý do khiến ngành nail, nghề kiếm tiền dễ dàng của nhiều người Việt, ngày càng trở nên “khó ăn.”

“Hồi đó mở tiệm đúng địa điểm thì chỉ cần vài năm đông khách là làm giàu. Bây giờ thì không có đâu, mong đủ ăn là may rồi.” Bà Sharon Ng., chủ tiệm Long Beach Unique Nail ca thán.

Tâm sự của bà Sharon có lẽ là tâm trạng chung của giới chủ tiệm nail người Việt trên đất Mỹ. Nhiều người trong vài năm vừa qua hoặc đã đóng cửa tiệm, bỏ nghề, hay trở lại làm thợ.

Phải nhìn những con số thống kê mới thấy giật mình.

Tài liệu của trang mạng Statista cho thấy số tiệm nail trên toàn nước Mỹ giảm từ 129,682 năm 2015 xuống còn 69,738 tiệm trong năm 2016, tụt xuống 47%, tức cứ mỗi hai tiệm nail thì có một tiệm đóng cửa.

Hiện tượng này khiến nhiều người không khỏi đưa ra những nhận định rất bi quan như “ngành nail đang bước vào buổi hoàng hôn”, hay làm nail “không còn dễ ăn nữa.”

Thực tế không đến nỗi quá bi quan.  Vẫn theo trang mạng Statista, tuy số tiệm giảm hẳn đi, ngành nail vẫn có doanh thu khoảng 8.5 tỷ mỗi năm. Điều này cho thấy khách hàng tiếp tục có nhu cầu và sẵn sàng bỏ tiền ra để nhờ chuyên viên săn sóc móng. Mặt khác, giá làm móng bột từ trung bình $40 một bộ cách đây hai chục năm, giờ vẫn nằm yên ở giá đó, trong khi tiền mướn nhà, tiền điện, tiền bảo hiểm tất cả đều tăng.

Doanh thu hàng năm của các tiệm nails trên toàn nước Mỹ theo trang mạng Statista. (Hình: Người Việt)

Như vậy thì hoàng hôn hay bình minh đang chờ những chủ tiệm làm nail người Việt?

Muốn trả lời câu hỏi này, có lẽ phải hiểu tiến trình ngành nail tại Mỹ, vai trò và cách sinh hoạt hiện nay của giới làm nail người Việt trong ngành này.

Trước thập niên 1980s, nước Mỹ hầu như không có nail salon, mà dịch vụ săn sóc móng được cung cấp ở những thẩm mỹ viện, nơi khách hàng đến để làm móng bột và móng bằng gel. Nhu cầu luôn luôn phải đắp thêm bột cho móng khiến khách hàng trung thành với những người thợ quen với bàn tay của mình. Thưở ấy, chủ các thẩm mỹ viện quý người thợ nail như vàng, vì họ là cái cần câu khách: khi phải trở lại chờ làm móng, khách thường hứng lên tiêu tiền vào những dịch vụ khác như cắt, uốn tóc, làm facial, xe da mặt, nhổ lông mày, những thứ họ không cần thường xuyên phải có.

Vào cuối thập niên 1980s đầu thập niên 1990s khi làn sóng người Việt người ào ào đến Mỹ và đổ xô đi tìm một nghề dễ kiếm tiền, chỉ học vài tháng là có bằng, không cần phải rành tiếng Anh, ngành nail đã hoàn toàn thay đổi.

Chẳng bao lâu, một loạt thợ nail người Việt vừa khéo tay vừa chịu khó cần kiệm, để dành tiền mở tiệm, tạo ra hàng chục ngàn tiệm nail hoạt động kiểu gia đình ở khắp nơi trên toàn nước Mỹ.

Tuy không biết tiếng Anh, nhiều tiệm chỉ một người nói được tiếng Anh và thông dịch cho những thợ khác, nhưng nhờ giá rẻ và làm móng đẹp, những tiệm nail nhỏ nhỏ này đã dấn dà thu hút khách làm nail từ các thẩm mỹ viện, cũng như tạo điều kiện làm đẹp cho những phụ nữ từ trước không có tiền để đến mỹ viện. Trở ngại ngôn ngữ ban đầu được dễ dàng vượt qua.

Thợ làm nail người Việt đã khai sinh ra phong trào tiệm nail và thống trị hẳn ngành này. Khách dù có tiền cũng không đến thẩm mỹ viện để làm móng bột nữa, mà đến hẳn những nail salons, nơi họ chỉ phải trả hơn một nửa giá so với thẩm mỹ viện mà vẫn được săn sóc chu đáo. Dần dà những mỹ viện bỏ luôn mấy bàn làm nail, nhường hẳn ngành nail cho người Việt.

Thọat đầu, đa số tiệm nail là những cơ sở gia đình, làm việc theo kiểu mỗi người một tay, có tiền cùng hưởng, không giấy tờ mà cũng không thắc mắc luật lệ thuế má. Khi ngành này phát triển, khi chủ tiệm phải mướn thợ, thì hai bên cũng làm việc với nhau với tính cách “under the table,” chủ không khai thuế mà thợ cũng không khai thuế, hiểu ngầm với nhau là làm như thế có lợi cho cả đôi bên. Cả khách hàng cũng có lợi, vì giá sinh hoạt ngày càng cao mà giá làm nail ngày càng rẻ. Sở dĩ tiệm nail của người Việt có thể “phá giá” vì nhiều tiệm trốn thuế, nên phí tổn thấp, không người Mỹ nào làm ăn đóng thuế đàng hoàng có thể cạnh tranh nổi.

Khi người Việt ngày càng đổ xô đi làm nail thì nạn cạnh tranh lẫn nhau bằng cách phá giá bắt đầu trở nên khốc liệt khiến nhiều chủ tiệm điêu đứng.

Vào năm 2015, loạt phóng sự điều tra của tờ New York Times cho thấy nạn “bóc lột nhân viên” cũng như nguy cơ cho sức khỏe của họ trước những hóa chất độc hại, khiến nhiều tiểu bang thông qua luật lệ khắt khe, đẩy chủ tiệm nail người Việt đến một bước quanh trọng với những thử thách lớn lao, và nhiều cơ hội thường đi kèm với bất cử thử thách nào.

Thống kê về số tiệm nail trên toàn nước Mỹ từ trang mạng Statista. (Hình: Người Việt).

Cơ hội nằm ở đâu?

Theo bà Jaya Savannah, một chuyên gia chuyên tư vấn cho ngành thẩm mỹ viện và nail salons của Mỹ, thì cơ hội của người Việt làm nail nằm ngay ở trong thử thách họ đang phải đối diện.

Với thử thách thứ nhất là phải theo đúng phép vệ sinh, trả lương nhân viên và khai thuế cho đúng luật, ba cơ quan California Board of Barbering, Cosmetology, Bộ Lao Động Liên Bang và sở thuế IRS, với những luật mới khe khắt và các cuộc thanh tra thường xuyên đang giúp họ khắc phục.

Thử thách thứ hai là “chủ tiệm nail người Việt phải nhận ra rằng họ đang có chiến thuật cạnh tranh rất sai chiến thuật: đó là cạnh tranh bằng cách hạ giá (hay phải nói là phá giá thì mới đúng), thay vì phải làm cho dịch vụ mình khá hơn, tiệm sạch sẽ hợp vệ sinh hơn, móng bền hơn, và người tiếp khách chuyên nghiệp thân thiện hơn.” Bà Savannah nói.

Đưa ra một thí dụ cụ thể về một dịch vụ mà bà đánh giá là “dưới trung bình”, chuyên gia tư vấn Jaya Savannah kể lại câu chuyện bà vào một tiệm nail do người Việt làm chủ ở Las Vegas.

“Nhiều chủ tiệm nail không có một ý niệm gì về làm sao để chăm sóc khách hàng cho đúng mức. Ở tiệm nail tôi bước vào, người thợ làm móng cho tôi rất thô lỗ. Cô đón tôi với chewing gum nhồm nhoàm trong miệng, toàn thời gian làm móng không hề chào hỏi hay cho tôi biết tên, mà chỉ hất đầu hỏi ‘bà làm móng tay?’ rồi ra dấu cho tôi vào cái bàn ở cuối phòng. Vừa làm việc cô vừa thỉnh thoảng nói chuyện phôn bằng tiếng Việt, miệng vẫn nhồm nhoàm chewing gum. Làm xong cô ấy xòe tay nhận tip, rồi tiếp tục tán chuyện trên chiếc điện thoại di động, thật là bất lịch sự.”

“Với cách tiếp khách như vậy, những tiệm nail như này không thể thu hút được khách lịch thiệp sẵn sàng trả tiền để được tiếp đãi tử tế.” Bà Savannah nhận định.

Tạp chí Nail Magazine, số phát hành tháng Tư năm 2017 có một bài viết về nhu cầu cần phải tăng giá để vừa đáp ứng được những luật lao động khắt khe, vừa giữ được mức dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng.

Dưới đây là một số câu trả lời phỏng vấn của những chủ tiệm nail vừa lên giá về phản ứng của khách hàng.

Bà Eva Jenkins, Belle Nail, Belleview, Nebraska: “Tôi vừa báo cho khách hàng biết là kể từ tháng tới sẽ phải tăng giá mỗi bộ nail full sets lên thêm $20 để đáp ứng với luật mới. Nhiều người khách hỏi luật lệ ra sao, tôi kể cho họ nghe, và họ có vẻ thông cảm. Cũng có một số người không vui với giá mới này và nói nếu thế thì  họ sẽ không đến nữa. Nhưng tôi biết nếu không tăng giá thì không thể mua thuốc tốt để bảo vệ sức khỏe cả cho tôi lẫn cho họ, và tôi biết để làm một bộ nail tôi phải mất thời giờ chăm chút như thế nào.”

Bà Kathy Kovacic, Hera Beauty, Las Vegas: “Tôi dán bảng giá mới vào một cái khung hình đẹp, với ghi chú rằng giá mới có hiệu lực ngày 1 tháng Tư. Tôi cũng giải thích rằng nếu không tăng giá thì phải giảm phẩm chất. Một số khách hàng cầm lên xem, rồi bỏ xuống. Đa số khách quen đều trở lại, thỉnh thoảng cũng có người phàn nàn, nhưng giao hẹn là nếu móng bền và đẹp thì họ vẫn tiếp tục đến.”

Trở lại với câu hỏi hoàng hôn hay bình minh đang chờ những chủ tiệm làm nail người Việt, câu trả lời đúng nhất có thể sẽ là, mô hình làm nail của những thập niên vừa qua đã bị phá vỡ. Muốn tồn tại, chủ tiệm nail ngày nay phải tôn trọng mọi thứ luật của một ngành ngày nay đã bị các cơ quan công quyền kiểm soát để đòi hỏi họ phải chuyên nghiệp hơn. Hoàng hôn cũng đã đến với những chủ tiệm nail dùng giá cả như một khí cụ cạnh tranh duy nhất.

Nhưng bình minh cũng đang chờ đón những chủ nhân chấp nhận cuộc chơi công bằng, và sẵn sàng học hỏi để trở thành chuyên nghiệp hơn trong việc tiếp thị, phục vụ khách hàng, quản lý doanh nghiệp, bảo vệ nhân viên, và không cần phải “run tay” khi tính giá cho xứng đáng với dịch vụ mình cung ứng.

Biết đâu những khó khăn hiện nay là cơ hội giúp người Việt chúng học hỏi mọi khía cạnh của nghề nghiệp, và vượt qua được những thử thách để biến ngành nail thành một ngành kinh doanh đáng được nể trọng trên thương trường Mỹ?




Tại Sao Bạn Phải Cẩn Thận Khi Dùng Zillow?

Chúng tôi tin rằng bạn đã ít nhiều nghe về website Zillow, và có thể bạn cũng đã bị nghiền khi vào xem website này.

Để giúp cho những người chưa từng nghe đến website này, Zillow là một website (công ty cũng tên Zillow) tổng hợp được thông tin của khoảng 110 triệu căn nhà (họ quảng cáo là vậy) trên toàn nước Mỹ (dĩ nhiên không phải toàn bộ 110 triệu căn nhà này đang được rao bán).  Những thông tin này bao gồm giá nhà bán gần đây nhất, diện tích, số phòng ngủ và phòng tắm, v.v.  Thực sự đây là những thông tin thuộc loại public information, và Zillow chỉ tập hợp tất cả lại và làm thành website của mình.  Thêm vào đó Zillow cũng có contract với một số Multiple Listing Service (MLS)[1]  để dùng data của những MLSs này.  Đây là data mà làm Zillow trở thành website thu hút những người đi mua nhà vào search mỗi ngày.  Data này bao gồm hình ảnh cùng những chi tiết về những căn nhà đang rao bán hiện tại trong khu vực.  Tùy theo contract của MLS với Zillow (có rất nhiều MLS không ký contract với Zillow) mà số lượng data cung cấp nhiều hay ít cho Zillow.

Tại sao bạn sẽ dễ dàng bị ghiền khi vào website này?  Vì bạn rất tò mò muốn biết căn nhà của “con nhỏ bạn” mua bao nhiêu mà nó không chịu nói!  Hoặc bạn muốn biết căn nhà mới mua của “thằng boss” đẹp thế nào và đáng giá bao nhiêu!  Hoặc nhà của thằng chồng cũ của mình bán được bao nhiêu!  Nói một cách khác bỗng nhiên bạn trở nên có “power” xem được tất cả (nếu bạn may mắn là Zillow có data) nhà cửa của … bà con, bạn bè trên toàn nước Mỹ mà bạn không cần gọi phone hỏi hay xin phép phiền phức.

Còn nhà của bạn thì sao?

Đây chính là chỗ mà Zillow trở thành nổi tiếng – công ty đẻ ra một chỉ số gọi là Zestimate.  Zestimate là một công thức (chỉ Zillow biết) mà Zillow dùng trong đó có nhiều dữ kiện và một số phép tính để cuối cùng estimate giá trị căn nhà của bạn – Zillow estimate.  Khi vào xem Zillow, nếu bạn có nhà, chúng tôi bảo đảm, bạn sẽ xem căn nhà mình ở giá trị bao nhiêu.

Còn nếu bạn sắp sửa muốn mua nhà trong khu vực nào đó?  Chúng tôi bảo đảm bạn sẽ bỏ ra 2, 3 giờ mỗi đêm để xem xét, chọn lựa, estimate (bắt chước Zillow) những căn nhà trong khu mình thích để bắt agent dẫn đi xem.  Nếu mỗi đêm bạn bỏ ra 2, 3 tiếng thì bạn đã bị ghiền thật sự rồi đó.

Còn nếu bạn muốn bán căn nhà bạn đang ở?  Đúng vây, bạn cũng sẽ tốn thời gian mỗi đêm trên Zillow để chắc ăn … mình không bán hố.

Nếu bạn là người đang mua nhà, bạn sẽ không đồng ý với giá người bán đang list (căn nhà bạn thích) vì Zestimate thấp hơn.  Còn nếu bạn là người đang bán, bạn … cũng sẽ không đồng ý với giá agent khuyên bạn nên list (nếu nhà bạn cũ kỹ, không sửa chữa nhiều) vì bạn thấy Zestimate cao hơn.  Tóm lại, bạn sẽ không đồng ý với con số nào cả bởi vì bạn bị “mê hoặc” bởi “thằng” Zestimate.

(Để nói về mức độ chính xác của Zestimate, chúng tôi sẽ có một bài viết khác phân tích sâu hơn, dùng những con số của chính Zillow cung cấp.)

Nếu bạn suy nghĩ kỹ thì hiểu rõ tại sao Zestimate sẽ không bao giờ chính xác (vì vậy Zillow mới dùng từ (Z)estimate) và chính xác mà chúng tôi nói ở đây là không phải chính xác tuyệt đối như 2+2=4, mà chính xác cần và đủ để giá trị của một căn nhà phản ánh trung thực những sự thay đổi – tốt hay xấu – của căn nhà đó.  Zillow sẽ không bao giờ “thấy” được bạn mới vừa thêm một cái phòng với diện tích 300sf, hoặc “thấy” toàn bộ cabinet cộng thêm granite countertop trong căn nhà của bạn.  Zillow chỉ có thể phỏng đoán già trị căn nhà dựa vào … những căn nhà bạn gần nhà bạn.

Thêm vào đó Zillow không cập nhật data của mình thường xuyên.  Đây là một vấn đề không nhỏ, đặc biệt cho những người mua nhà bỏ thời gian “săn lùng” 2, 3 giờ mỗi đêm.  Chúng tôi đã có rất nhiều thân chủ (mà chúng tôi nhấn mạnh trong buổi gặp gỡ đầu tiên là đừng phí thời gian và sức lực đi tìm nhà trên Zillow hay những website nhà cửa vô ích) bỏ thời gian tìm được những căn mình ưa thích để rồi được chúng tôi cho biết những căn đó đã được bán cách đây 5, 6 tháng, và thậm chí cả hơn 1 năm trước.  Chuyện khó tin?  Đúng vậy, nhưng lại có thật!  Như đã trình bày ở trên, data ở local (khu vực nào đó) mà Zillow có được là thẳng từ MLS của khu vực đó.  Tại sao phải đi tìm trên Zillow khi agent của bạn có thể tìm ngay tại gốc (trừ khi agent của bạn không chịu tìm vào để mặc bạn tự tìm)?  Mặc dù Zillow có contract với một số MLS, nhưng data mà agent có được về một căn nhà nào đó là đầy đủ nhất, hơn hẳn những gì Zillow cho bạn thấy trên website của họ.  Và nếu như căn nhà đã bán thì MLS sẽ cho biết ngay lập tức, còn Zillow thì … không ai biết bao giờ sẽ cập nhật.

Zillow cũng cho người xem cái option là vào chỉnh sửa data về căn nhà của họ (hoặc sửa lại diện tích với căn phòng vừa thêm, hoặc những upgrades gần đây của bạn), và Zillow dựa vào đó chỉnh lại những dữ kiện trong cách tính của họ để cho một cái estimate mới chính xác hơn.  Nhưng dĩ nhiên chẳng phải ai cũng có thời gian để vào website Zillow làm … công không như vậy.

Tuy nhiên Zillow cũng có những điểm hay mà những website địa ốc khác không có.  Với đầy đủ hình ảnh màu sắc của những căn nhà cùng với những con số Zestimate, Zillow giúp (hấp dẫn) cho người dùng có một khái niệm tổng quát về khu vực mình đang sống hay sẽ mua nhà.

Điểm hay nhất và duy nhất của Zillow mà chúng tôi thích là Zillow có tất cả thông tin[2] về trường lớp xung quanh căn nhà mà thân chủ chúng tôi muốn mua.  Dĩ nhiên với một agent có kinh nghiệm thì bạn cũng có thể yêu cầu họ nghiên cứu và chia sẻ với bạn những thông tin này (việc research cũng không khó khăn lắm).    

Theo một cuộc điều tra tìm hiểu của công ty Discover Home Loans (một chi nhánh của hãng credit card Discover) năm 2014 thì trong số 1,003 người mua (được phỏng vấn), 83% đã dùng những website như Zillow hoặc Trulia[3] để tìm nhà.  Tuy nhiên phần lớn đã không hài lòng với mức độ chính xác (xin mở ngoặc ở đây, chính xác là những thông tin trên Zillow so sánh với trên MLS, chứ không phải giá trị phân tích cuối cùng của một căn nhà), và chỉ có 22% nói những thông tin này chính xác.  Điều này có nghĩa là 80% thông tin trên Zillow là … rác rưởi.  Chúng tôi hy vọng Zillow đã cải thiện sửa đổi trong thời gian qua.

Điều thú vị là cuộc điều tra cho thấy những người mua nhà vẫn thích “dạo” những website tương tự như Zillow.  Họ bảo rằng technology đã làm cho họ “cảm thấy” “thông minh hơn” hoặc “tự tin hơn”, và phân nửa nói rằng technology đã giúp họ tiết kiệm.  Chúng tôi, với nhiều năm trong nghề địa ốc, thì lại nghĩ khác một chút.  Những công ty như Zillow đã thành công ở chỗ đánh đúng vào thị hiếu của người tiêu thụ, và đã cho họ một cái “tool” và làm cho họ cảm thấy họ thông minh và tự tin hơn (từ “hơn” ở đây thì cuộc phỏng vấn cũng không nói rõ hơn ai, hay hơn chính bản thân họ ngày hôm qua).

Tóm lại chúng tôi hy vọng những hiểu biết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn một chút về Zillow.  Chúng tôi hoàn toàn không có gì chống lại Zillow, nhưng vì làm trong nghề đã lâu và thấy rất rõ những khiếm khuyết hay điểm son của một công ty “hơi lai lai” địa ốc (bạn nên nhớ Zillow chỉ là một công ty technology, chứ không phải công ty địa ốc) và chỉ ra để chúng ta cùng học hỏi.  Chúng tôi không biết, và cũng không nghĩ sẽ xảy ra, bao giờ Zillow có thể “chính xác” để thực sự giúp bạn là người mua hay bán nhà.  Trong khi chờ đợi thì chúng tôi khuyên bạn nên liên lạc với người broker có kinh nghiệm và đạo đức giúp đỡ bạn – cho dù bạn mua hay bán – và để dành thời gian tự mình săn tìm nhà cho con cái và gia đình của bạn thì hay hơn.

[1] Multiple Listing Service là một hình thức database về những nhà đang rao bán của một vùng (region)  (bao gồm những thành phố lân cận).  MLS là một dịch vụ của các agent địa ốc và mục đích để phục vụ các agent nầy.  Đây là nơi mà các agent (phải đóng tiền lệ phí để được dùng) list những nhà mình bán, cũng như tìm nhà cho các thân chủ của mình.

[2] Theo Zillow thì họ “mua” thông tin từ một công ty khác – Maponics

[3] Zillow sau đó mua Trulia với giá $2.5 tỉ vào đầu năm 2015




Làm Chủ Một Căn Nhà, Nên Hay Không Nên?

Người Mỹ, khi nhắc đến cơ hội làm chủ một căn nhà, thì họ hay nói đó là “American dream”? Tại sao làm chủ một căn nhà lại là “giấc mơ của người Mỹ” nhỉ? Bởi vì, khi Bạn làm chủ một căn nhà, đó không phải chỉ nói nên quyền sở hữu một nơi ăn, chốn ở – Không Đâu Bằng Nhà (Home Sweet Home) – mà khi Bạn làm chủ một căn nhà, Bạn còn có quá nhiều lợi ích khác, mà có thể bạn chưa từng bao giờ nghĩ đến.

Dưới đây là“vô vàn lợi ích” mà khi Bạn làm chủ một căn nhà riêng, Bạn sẽ được:

1. Xác Định Mức Độ Trưởng Thành Của Bạn

Bạn có thể cười khi nghe đến phần lợi ich này, nhưng những thống kê của nghành tâm lý xã hội cho biết: khi bạn quyết định làm chủ một căn nhà, là Bạn phải chịu trách nhiệm về tài chánh ổn định của Bạn trong một thời gian dài. Nếu Bạn không chín chắn trong suy tư và hành động, thì Bạn khó có thể hoàn thành được trách nhiệm này. Do đó, chỉ có người trưởng thành mới dám “gánh” lấy trách nhiệm nặng nề này mà thôi. Nói một cách đơn giản hơn, khi Bạn quyết định làm chủ một căn nhà, cũng có nghĩa là, Bạn đang tuyên bố với mọi người rằng, Bạn là người trưởng thành, sống có trách nhiệm. Điều này, thì các cụ ngày xưa của chúng ta, cũng thường dùng để đánh giá khi chọn dâu chọn rể cho con cái của mình. Xem ra, các cụ ngày xưa cũng rất “rành” về tâm lý.

2. Ổn Định Chi Phí Nhà Ở Của Bạn

Khi Bạn lựa chọn xong một căn nhà, và chọn lựa mượn nợ theo dạng cố định, thì bạn sẽ trả tiền nhà mỗi tháng theo một mức giá ổn định, không thay đổi trong suốt thời gian qui định của nợ (thường là 30 năm hay 15 năm). Như vậy, Bạn không phải lo tiền nhà trả sẽ gia tăng mỗi năm như những người đi thuê nhà. Điều này giúp Bạn có thể lên những kế hoạch về tài chánh hay đầu tư trong hiện tại hay tương lai dễ dàng thành công hơn.

3. Làm Chủ Không Gian Sống Của Bạn

Khi Bạn đi thuê một căn nhà hay một căn chung cư, không gian sống của Bạn sẽ bị giới hạn, bởi các hợp đồng thuê mướn hay các điều khoản nội quy của chung cư mà bạn phải tuân theo. Có nghĩa là Bạn sẽ không tạo ra được một không gian sống theo sở thích của Bạn. Điều này thì chẳng có nghĩa gì khi bạn làm chủ căn nhà của Bạn. Bởi vì Bạn có toàn quyền “sáng tạo” không gian sống theo ý thích của bạn, mà không có bản hợp đồng hay nội quy nào có thể ngăn cấm Bạn. Nói một cách khác hơn là Bạn làm chủ không gian sống của Bạn khi Bạn làm chủ căn nhà.

4. Tăng Tính Bền Vững Của Riêng Bạn

Người đi thuê nhà dài hạn thường thiếu tính bền vững, vì một phần lớn tiền thu nhập của họ, thường dùng cho chi phí nhà ở đang không ngừng gia tăng mỗi năm. Cho nên, họ thường rơi vào việc “vỡ kế hoạch ngoài dự định”. Ngược lại, khi Bạn làm chủ một căn nhà, điều này có thể giúp bạn tạo ra một tương lai bền vững trong nhiều cách khác nhau như: ổn định kế hoạch tài chính, tính toán đầu tư, ngân sách hưu trí v.v. dễ dàng hơn.  

5. Dừng Di Chuyển

Khi Bạn đã quyết định làm chủ một căn nhà, thì cũng đồng nghĩa với việc Bạn chấp nhận dừng di chuyển để tạo nên sự ổn định cư trú lâu dài. Sự dừng di chuyển giúp cho Bạn tiết kiệm khá nhiều tiền bạc, mà khi Bạn cứ phải di chuyển liên tục phải chi trả ra.

Chúng tôi đã gặp nhiều người vì công ăn việc làm mà phải dọn từ tiểu bang này qua tiểu bang nọ cứ mỗi hai ba năm.  Mỗi lần dừng chân thì họ lại phải tốn kém một số tiền để trả tiền mướn nhà, tiền mua đồ đạc, vật dụng, v.v.  Để rồi sau đó họ lại vất bỏ hay cho bạn bè để tiếp tục di chuyển sang tiểu bang khác. 

Ngoài phần tốn kém về tiền bạc, thì vấn đề xáo trộn về tâm lý và tình cảm của Bạn và người thân của Bạn, cứ phải thay đổi liên tục để thích nghi với môi trường, hoàn cảnh mà Bạn di chuyển cũng sẽ ảnh hưởng tới tương lai và hạnh phúc đến Bạn và gia đình của Bạn sau này. Nói một cách khác là, Bạn tiết kiệm được tiền bạc, gia tăng hạnh phúc gia đình khi Bạn dừng di chuyển, và đầu tư làm chủ căn nhà.

6. Làm Chủ Một Căn Nhà Là Một Đầu Tư Khôn Ngoan

Khi Bạn mua một chiếc xe hơi mới, hay mua các mặt hàng khác, thông thường bạn mua càng lâu, thì giá trị sản phẩm hay vật dụng Bạn mua càng giảm.  Làm chủ một căn nhà thì ngược lại. Bạn mua càng lâu thì giá trị (căn nhà) càng gia tăng. Thực tế đã chứng minh, giá trị của một căn nhà, trung bình thường tăng lên mỗi năm, ngay cả trong thời kỳ suy thoái. Khi bạn trả được tiền nhà mỗi tháng, số tiền nợ của bạn sẽ giảm đi, trong khi, giá trị căn nhà của bạn tiếp tục tăng. Điều này có nghĩa là, bạn đang đầu tư có lời theo thời gian, nếu bạn biết đầu tư đúng cách.  

7. Gia Tăng Dòng Vốn (Gain Equity)

Khi nói đến việc làm chủ một căn nhà, có nghĩa là Bạn đang nói đến vốn đầu tư và  dòng vốn chủ (equity) mà bạn có được sau này. Có nghĩa mỗi tháng khi bạn trả tiền nhà, thì một phần của khoản thanh toán sẽ trả vào lãi suất, trong khi phần còn lại, sẽ trả cho phần nợ gốc. Bạn càng trả được nhiều tháng thì tiền nợ gốc càng giảm và dòng vốn chủ (equity) của Bạn càng gia tăng. Bạn có thể dùng nguồn vốn chủ (equity) này để có thể đầu tư thêm những căn nhà khác, hay chi trả việc cần thiết như mua xe, sửa chữa nhà (để nâng giá trị), hoặc giúp con cái chi trả tiền đại học.

Điều này thì vĩnh viễn những ai đi thuê nhà không bao giờ có điều kiện.

8. Tận Dụng Các Lợi Ích Về Thuế

Chính phủ liên bang khuyến khích Bạn nên làm chủ một căn nhà bằng cách cung cấp các ưu đãi về thuế cho Bạn khi Bạn làm chủ nhà. Phần Ưu Đãi Lớn Nhất phải kể đến là một trong những lựa chọn để khấu trừ tiền lời từ khoản trả nợ nhà mỗi tháng trên tờ khai thuế thu nhập của bạn.

LỢI ÍCH KHẤU TRỪ THUẾ

Khấu Trừ Nợ Trả Tiền Nhà: Khi bạn trả tiền nhà mỗi tháng cho chủ nợ (bank/lender), thông thường trong phần tiền trả tiền nhà mỗi tháng của bạn sẽ chia làm 2 phần: 1- trả cho tiền lời mượn nợ 2- trả cho gốc vốn mượn nợ. Số tiền lời mà chủ nợ thu được từ Bạn mỗi tháng, Bạn được chính quyền liên bang (sở thuế) cho phép Bạn được khấu trừ phần trả tiền lời này trong phần khai thuế mỗi năm.

Ngoài phần thuế này, Bạn còn được khầu trừ thuế bất động sản, vì đó là  nơi cư ngụ chính của bạn.

Bạn cũng có thể khấu trừ thuế trên Home Equity Line Of Credit (hạn mức tín dụng) nếu Bạn có, và sử dụng HELOC để chi trả cho các khoản vay khác. Thí dụ: Bạn có thể dùng khoản vay của HELOC để trả cho các khoản nợ thẻ tín dụng của Bạn mà Bạn không thể khấu trừ Thuế v.v.

Quan trọng nhất là Bạn có thễ miễn đóng thuế Lợi Tức (capital gains) khi Bạn bán căn nhà chính của Bạn đang ở. Thí dụ: Nếu bạn mua một ngôi nhà là nơi cư ngụ chính (primary residence) của bạn trong 2 năm. Sau hơn 2 năm, Bạn quyết định bán căn nhà chính mà bạn cư ngụ. Khi bán, Bạn có thể giữ lại lợi nhuận lên đến $ 250,000 nếu Bạn là độc thân, hoặc $500,000 nếu Bạn đã kết hôn, mà Bạn không phải đóng thuế “có lời” cho chính phủ (muốn hưởng được đặc quyền miễn thuế này, Bạn phải sống trong căn nhà đó ít nhất là 2 năm).

Qua những lợi ích vừa nêu trên, Bạn có thể thấy làm chủ một căn nhà mang đến rất nhiều lợi ích cho chính Bạn và gia đình của Bạn mà nhiều người khi đi thuê mướn nhà không thể có được. Ông Bà xưa có câu: “Có tóc ai lại muốn trọc đầu” có phải không Bạn?

Nếu chẳng may, Bạn lỡ rơi một hoàn cảnh không thể làm chủ được một căn nhà như Bạn:

  • Bị tịch biên, bị phá sản trong vòng 3 năm
  • Bị điểm tín dụng xấu

Hoặc Bạn

  • Làm chủ cơ sở thương mại (chủ tiệm nail, quán ăn, v.v) mới được một năm
  • Mới ra trường có công ăn việc làm được 2 tháng
  • Là sinh viên Dược, Nha, Y Khoa sắp ra trường và được nhận làm việc trong tương lai
  • Không có tiền đặt cọc (down payment)
  • Đang ở thuê v.v.

Thì Bạn làm sao?

Câu trả lời là: “Bạn vẫn có đầy đủ cơ hội để làm chủ một căn nhà, mà có thể Bạn không biết.”

Nếu Bạn thiết tha mong muốn “Biến Giấc Mơ Làm Chủ Một Căn Nhà của Bạn Thành Hiện Thực,” hay Bạn có những bạn bè thân quen hay quyến thuộc muốn đạt được nguyện vọng này mà vẫn chưa tìm ra cách giải quyết, thì Bạn có thể liên lạc với văn phòng của chúng tôi: 480-336-8752. Chúng tôi sẽ chia sẻ và giúp đỡ Bạn đạt được sở cầu.




Bạn Đã Chuẩn Bị Sẵn Sàng Để Đầu Tư Chưa?

Có rất nhiều khách hàng (nói chính xác hơn là những “prospect”) và bạn bè gọi và hỏi chúng tôi “tôi có một số tiền, nhưng không biết đầu tư vào cái gì để sinh lời, vì để tiền trong bank thì lãi suất quá thấp, kể như zero” [1] 

Chúng tôi hỏi lại họ, “vậy theo anh/chị thì số tiền lấy lại – nếu anh/chị đầu tư – mỗi năm là bao nhiêu để anh/chị thỏa mãn với số tiền anh/chị bỏ ra?”

Chỉ với một câu hỏi rất đơn giản này mà gần như 100% những người đến với chúng tôi không trả lời được.  Họ chưa bao giờ bỏ thời gian suy nghĩ cặn kẽ, hay nghiên cứu research vấn để sống còn quan trọng của họ và gia đình một cách nghiêm túc, thì cơ hội thành công trong vấn đề đầu tư của họ – trong bất cứ lĩnh vực nào đi nữa – cũng sẽ rất khó mà xảy ra.

Thưa Bạn, chúng tôi nêu ra vấn để ở đây không phải để chỉ trích những người khách hàng này, mà thật ra để chúng ta cùng tìm hiểu và chia sẻ những suy nghĩ và cách nhìn đối với hai chữ “đầu tư” trong cuộc sống.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn giới hạn định nghĩa của hai từ “đầu tư” theo cách nhìn đơn giản là Bạn có tiền và thời gian và muốn đầu tư vào cái gì đó có lời; Bạn muốn đồng tiền phải phục vụ (work) cho Bạn chứ Bạn không muốn suốt đời phải làm nô lệ cho đồng tiền.

Nếu Bạn có tiền bạc và muốn có một tương lai tốt đẹp hơn và không muốn đồng tiền của mình bị mất giá theo lạm phát thì căn bản chỉ có 3 lĩnh vực chính để Bạn đầu tư: Địa Ốc, Cơ Sở Thương Mại, và Cổ Phiếu.

Địa Ốc, hay còn có một cái tên khác là Bất Động Sản – tài sản không di chuyển được – bao gồm nhà cửa hoặc khu phố cho thuê làm văn phòng, nơi buôn bán.  Tất cả nhà cửa, kể cả chung cư 4 units trở xuống, hay townhouse, hay condo, đều được gọi chung là residential real estate.  Những hình thức địa ốc còn lại như những khu plaza, chợ grocery, khu shopping, tiệm McDonald’s, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất, v.v. được xếp vào loại commercial real estate.

Lĩnh vực đầu tư thứ nhì là Cơ Sở Thương Mại như việc Bạn mua lại hay mở tiệm nail, nhà hàng, chợ, hay công ty, v.v.

Chúng tôi xin lưu ý một điểm mà rất nhiều người rất mơ hồ và lẫn lộn.  Nếu Bạn mua một miếng đất và xây và mở (run) một nhà hàng rất lớn trên đó thì Bàn vừa làm chủ nhà hàng (business) và làm chủ cái building và miếng đất (real estate).  Nếu Bạn không thích làm nhà hàng nữa (và nhà hàng của Bạn đang làm ăn rất tốt), thì Bạn có thể bán nhà hàng mà vẫn có thể làm chủ cái building mà miếng đất.  Trong trường hợp nầy Bạn trở thành landlord (chủ phố) đối với người mua nhà hàng.  Người mua mới này mỗi tháng sẽ trả tiền rent cho Bạn.  Như Bạn thấy đó Cơ Sở Thương Mại và Địa Ốc là 2 phần riêng biệt hoàn toàn.  Bạn có thể bán cả 2 hoặc chỉ bán 1.  Đúng vậy!  Ngược lại, nếu Bạn nghĩ là giá địa ốc đang lên và Bạn muốn tiếp tục giữ lại nhà hàng thì Bạn có thể bán building và miếng đất mà không bán nhà hàng.  Nếu giá cả thích hợp thì người mua miếng đất sẽ là landlord của Bạn.  Xin Bạn đừng lẫn lộn giữ hai khái niệm này – đơn giản nhưng rất quan trọng, rất quan trọng (nhấn mạnh) – trong commercial real estate và business.

Lĩnh vực thứ ba mà Bạn có thể đầu tư là Cổ Phiếu.  Đúng ra nếu dịch sát nghĩa thì Cổ Phiếu sẽ là stock.  Nhưng lĩnh vực đầu tư này mà chúng tôi đang nói không chỉ hẳn là cổ phiếu mà đúng hơn là securities[2].  Securities bao gồm tất cả cổ phiếu (stocks), công khố phiếu (bonds), Treasury notes, futures, debenture, CD (certificate of deposit), profit-sharing contracts, v.v.[3] 

Trên đây là những điểm sơ lược căn bản về 3 lĩnh vực đầu tư chính.  Tuy nhiên sẽ có người không đồng ý vị họ có đầu tư vào vàng bạc đá quý hoặc phần hùn trong tiệm nail hay nhà hàng.  Đúng vậy Bạn có thể đầu tư vào vàng bạc đá quý.  Chúng tôi biết những người khách thích đầu tư vào vàng.    (Thủ tục rất đơn giản, nếu Bạn nghĩ là vàng sẽ lên, Bạn có thể mua trực tiếp (bằng tiền mặt) vàng thỏi từ những dealer chuyên về vàng bạc đá quý (những dealer nầy hoạt động hoàn toàn hợp pháp); và khi vàng lên thì Bạn bán ra lấy lời, thông thường là bán trở lại cho những dealer mà Bạn mua từ họ).

Hình thức đầu tư vào vàng bạc thật sự có, nhưng rất nhỏ.  Gần đây nhất là lúc kinh tế (Mỹ) bị vào giai đoạn suy thoái trầm trọng (Great Recession) trong khoảng năm 2007-2011 thì rất nhiều người lo sợ khủng hoảng kinh tế và đồng dollar mất giá nên “tru” vàng, và giá vàng lên rất nhanh, và họ bán ra đúng lúc nên có lời.  Tuy nhiên, theo thiển ý của chúng tôi, trừ khi Bạn theo dõi thị trường vàng bạc lâu dài và tính toán cẩn thận thì chuyện mua bán vàng bạc mới gọi là đầu tư, còn không thì chỉ là đánh bạc hên xui.

Nếu Bạn đầu tư vào công ty mua bán hay khai thác vàng bạc qua hình thức stock thì Bạn đã đầu tư vào securities như nói ở trên.

Còn nếu Bạn có phần hùn thì thật ra Bạn đã và đang đầu tư vào lĩnh vực thứ nhì – Cơ Sở Thương Mại – ở trên.

Trở lại vấn đề chính mà chúng tôi nêu ra phía trên – rất nhiều người không có sự chuẩn bị cẩn thận trước khi nhảy vào chuyện đầu tư.

Nhưng để đi sâu vào “su chuẩn bị” thì Bạn cần biết một khái niệm rất quan trọng trong tài chính và đầu tư.  Thật sự Bạn cũng có thể đã biết rồi, nhưng không để ý; nhưng có thể vì không áp dụng nó một cách triệt để đối với những quyết định lớn nên Bạn rất có thể đã hoặc sẽ tiếp tục “make mistakes”.  Nếu Bạn hiểu thật rõ khái niệm này thì Bạn đã thành công 50% rồi.

Khái niệm mà chúng tôi muốn nói tới là risk and reward.  Nếu dịch theo tiếng Việt có nghĩa là rủi ro & phần thưởng.  Tuy nhiên chúng tôi thấy cách dịch này nghe không xuôi tai lắm.  Trong ngôn ngữ tiếng Việt và trong vấn đề đầu tư, chúng ta có nói đến may rủi, nhưng lại không nhấn mạnh lắm phần “được gì” hay “phần thưởng” từ việc đầu tư.  Đúng, chúng ta có suy nghĩ và bàn tính vấn đề “lời, lỗ” trong đầu tư; nhưng từ “reward” trong tiếng Anh lại có ý nghĩa sâu xa hơn (tiếng Anh có từ “profit” va “loss” để chỉ “lời” hay “lỗ”). 

Trước khi bước vào “mối” đầu tư thì nhà đầu tư phải dự tính, phỏng đoán được mức độ rủi ro (risk) và phần thưởng (reward) để có nên bỏ tiền bạc và thời gian hay không.  Điều này có nghĩa là nhà đầu tư phải ít nhiều làm chủ (control) được kết quả, thậm chí trước khi bắt tay vào làm.  Đây là điểm khác biệt rất lớn và rất rất quan trọng trong lối suy nghĩ (mindset) làm kinh doanh của người Việt và người Mỹ.  Người Việt chúng ta (người Việt sống trên đất Mỹ) chỉ suy nghĩ “trong đầu” vài chi tiết đơn giản là … nhảy vào làm.  Khi đụng những khó khăn rất căn bản ngay từ ban đầu thì … dội.  Có cố gắng làm thì cũng sẽ … bỏ của chạy lấy người sau một thời gian ngắn.  Còn người Mỹ thì khác.  Hầu hết họ hiểu được cái rủi trong đầu tư nên sẵn sàng bỏ tiền bạc ra mướn những người chuyên môn giúp họ, ít nhất là ngay từ buổi đầu để biết được … họ có nên “nhảy vào” hay không, hay nói một cách khác, cai “reward” sẽ như thế nào.

Chính vì vậy nên để giữ được nguyên vẹn cái ý nghĩa sâu xa của từ ngữ, chúng tôi xin tạm giữ và dùng “risk and reward” trong phạm vi bài viết này, thay vì dịch ra tiếng Việt.

Tiếp tục vấn để ở trên, tất cả những người khách đến hỏi chúng tôi hoàn toàn không có khái niệm về risk and reward.

Còn Bạn thì sao?  Bạn đang đầu tư hay sẽ đầu và Bạn đã làm homework chưa?

Nếu Bạn muốn đầu tư vào địa ốc thì Bạn biết mình sẽ đầu tư vào residential hay commercial real estate?  Nếu là residential, Bạn muốn làm landlord – mua nhà cũ về sửa lại và cho mướn, hay flipper – mua nhà cũ về sửa lại và bán liền?  Nếu làm landlord, Bạn có thể estimate được Bạn sẽ bỏ vào bao nhiêu để mua không?  Và Bạn sẽ cho mướn một tháng bao nhiêu trong khu vực Bạn định mua?  Và Bạn có biết sẽ trả thuế và bảo hiểm bao nhiêu?  Và tiền mortgage hàng tháng (nếu Bạn mua bằng cách mượn nợ) là bao nhiêu?  Cuối cùng sau khi trừ tất cả chi phí thì Bạn sẽ còn lại bao nhiêu?  Đây là reward sau khi Bạn risk tất cả công sức, thời gian, và tiền bạc để chuẩn bị căn nhà trong tình trạng tươm tất để có người mướn.

Còn nếu Bạn muốn làm flipper thì Bạn phải chuẩn bị tài chính, để nhiều khi một căn nhà thật sự là good deal thì Bạn phải mua thật nhanh … bằng tiền cash (nhiều người bán hiểu rằng họ sẽ bán thấp một chút, nhưng lại muốn người mua trả cash).  Và Bạn đã biết có thể sẽ bán được giá nào sau khi căn nhà đã sửa xong?  Và Bạn đã chuẩn bị những người contractor tin tưởng để một khi Bạn lấy nhà thì họ đến sửa chữa thấy đổi liền những gì Bạn muốn?  Bạn có research giá cả địa ốc ở khu vực đó thay đổi thế nào chưa?  Nếu Bạn không bán được trong vòng 6 tháng thì Bạn sẽ làm gì?  Nếu Bạn mượn tiền mua thì Bạn sẽ phải trả mortgage, điện, nước, thuế, và bảo hiểm mỗi tháng.  Vậy chi phí là bao nhiêu? 

Nếu Bạn mua bằng tiền mặt thì Bạn cũng phải nhớ rằng số tiền thay vì bỏ vào căn nhà thì có thể đầu tư vào những kế hoạch khác có lợi hơn?!

Dĩ nhiên Bạn không thế nào có thời gian, khả năng, kiến thức, hay phương tiện để làm research, tìm người contractor, v.v., bởi vì Bạn còn có công việc full time và gia đình con cái phải lo.  Vì vậy Bạn phải dựa vào những người chuyên môn như broker hay người làm loan để họ hướng dẫn giúp đỡ cho Bạn.  Đầu tư là một cuộc hành trình mà Bạn và người broker và loan officer là partner với nhau.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến khích Bạn phải ít nhất chuẩn bị những câu hỏi (Bạn có thể dùng những câu mà chúng tôi nêu ở trên) để hỏi người broker hay loan officer của mình.  Bạn phải tự mình tìm hiểu và trang bị cho mình một số kiến thức căn bản trước khi thật sự bắt tay vào việc đầu tư.  Đây chính là “sự chuẩn bị” mà chúng tôi muốn Bạn phải làm. 

Người broker và người loan officer của Bạn, trên nguyên tắc, là những người cố vấn quan trọng nhất trên con đường đầu tư địa ốc của Bạn.  Nhưng không phải broker hay loan officer nào cũng làm đúng chức trách của mình.  Rất nhiều broker/hay agent và loan officer chỉ muốn Bạn mua thật nhanh căn nhà nào đó, thậm chí sẵn sàng discount giá trị của việc làm của họ bằng cách “chia lại” commission của họ với Bạn.  Để rồi sau đó Bạn sẽ không thấy mặt họ lần thứ hai.

Một khi Bạn có một số kiến thức căn bản thì xác suất thành công của Bạn sẽ rất cao.  Nhưng Bạn cũng phải nhớ rằng đầu tư thì luôn có sự may rủi.  Cả những người broker giỏi nhất cũng sẽ không thể bảo đảm cho Bạn rằng căn nhà Bạn mua sẽ tăng 100% trong 2, 3 năm tới!  Có nhiều người khách đến với chúng tôi và muốn đầu tư vào nhà cửa để hy vọng giá sẽ tăng 30%, 40% trong năm tới vì họ đã thấy giá nhà tăng cao như vậy trong những năm 2004-2006.  Họ không biết rằng có những người tán gia bại sản trong những năm ngay sau đó bởi vì giá địa ốc tuột dốc vì không có người mua.   Họ chỉ muốn lợi và không muốn lỗ (ai lại không muốn?).

Thêm một vấn để quan trọng nữa là một khi Bạn đã chọn đầu tư vào địa ốc, thì Bạn phải xem địa ốc như một sự kinh doanh thực thụ và phải thực sự để tâm và chăm sóc nó.  Chúng tôi có thể bảo đảm với Bạn rằng địa ốc là hình thức kinh doanh lâu dài tốt nhất, đặc biệt ở nước Mỹ, nhưng sẽ không bảo đảm được sự thành công của Bạn nếu Bạn chỉ nghĩ đơn giản là mua (một căn nhà) và không cần phải chăm sóc và vài năm sau bạn sẽ có lời gấp bội.

Chúng tôi là broker cũng rất ngần ngại phải hướng dẫn giúp đỡ những ai muốn đầu tư (địa ốc) mà không chịu đầu tư thời gian tìm hiểu học hỏi những yếu tố căn bản.  Đã có nhiều lần chúng tôi phải khuyên khách hàng khoan hãy nghĩ đến chuyện đầu tư vào địa ốc đã nếu như họ chưa có thể đo lường được những cái risk mà chỉ lo nghĩ đến cái reward.

Còn đầu tư vào Cơ Sở Thương Mại thì sao?  Đây là lĩnh vực đầu tư mà chúng tôi vô cùng khâm phục đối với những người Việt, đặc biệt là những người ra mở nhà hàng, tiệm nail.

Trong kinh nghiệm nghề nghiệp của mình và theo ý kiến riêng của mình, chúng tôi thấy rằng cái risk của việc đầu tư vào làm chủ một tiệm nail cao rất nhiều lần so với làm chủ một, hai căn nhà.  Trong khi đó thì reward lại không bảo đảm sẽ cao.

Đúng ra thì risk càng cao thì reward phải cao, nhưng không phải bao giờ 2 yếu tố này cũng ở tỉ lệ thuận.

Theo bài viết của tác giả Eric T. Wagner[4] thì 8 trong 10 cơ sở thương mại mới mở sẽ đóng cửa trong vòng 18 tháng đầu tiên.  80%, thưa Bạn.

Chúng tôi thật không biết đã có ai làm thống kê chuyện mở hay đóng cửa của nghề nail của người Việt, nhưng nghĩ rằng tỉ lệ thất bại cũng sẽ không thấp.

Chúng tôi đã phân tích vấn đề việc thay đổi từ thợ lên chủ và chuyện thiếu khả năng và những yếu tố căn bản để làm chủ (một tiệm nail) trong rất nhiều bài viết trong website này.  Trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh là Bạn, nếu muốn làm chủ một cơ sở thương mại – nhà hàng, tiệm nail, v.v. – thì Bạn phải phân tích và đánh giá (quantify) được càng nhiều càng tốt những rủi ro có thể xảy đến TRƯỚC KHI Bạn đi tìm cơ sở địa điểm để mở tiệm, hay mua lại tiệm của người khác.

Lấy một tiệm nail 6 thợ đang rao bán làm thí dụ.  Nói về địa điểm, Bạn đã đi khảo sát xung quanh tiệm đang bán có bao nhiêu tiệm nail chưa?  Bạn có đến xem cách phục vụ tiếp đãi khách của những tiệm đó hay chưa?  Phong cách phục vụ và giá cả ra sao?  Bạn có research để xem demographics của khu vực đó thuộc tầng lớp nào chưa?

Nói về bản thân tiệm thì Bạn đã chuẩn bị nếu Bạn mua thì 1/3 đến 1/2 thợ sẽ nghỉ thì Bạn sẽ có người để thay thế không (đây là chuyện bình thường)?  Bạn biết xem giấy tờ sổ sách chủ hiện tại làm ăn thế nào không?  Nếu chủ hiện tại không làm marketing thì Bạn sẽ làm thế nào để đem khách vô?  Có rất nhiều người đến với chúng tôi tự hào rằng mình có tay nghề giỏi thì (mở tiệm) sẽ không sợ thiếu khách.  Nhưng họ quên một điều rằng tay nghề giỏi sẽ không bảo đảm rằng sẽ có khách nếu họ (một khi làm chủ) không biết làm sao kéo khách vào.  Trên thực tế thì những người thợ giỏi nhất lại thường là người chủ dở nhất!

Trước khi mua tiệm thì Bạn đã có nghĩ đến chiến lược hay chiến thuật để build khách lâu dài chưa?  Hay Bạn chỉ dùng “chiêu” giảm giá 20% để kéo khách?  Chúng tôi không có ý chê “chiêu” giảm giá, nhưng muốn Bạn suy nghĩ kỹ xem lúc nào dùng loại hình thức giảm giá và sẽ kéo dài bao lâu để tiệm Bạn không bị xem như tiệm “discount” (một khi bị dính vào thì Bạn sẽ rất khó thay đổi suy nghĩ của khách hàng, và Bạn có thể sẽ bị bắt buộc phải giảm giá hoài hoài.)

Nếu so sánh với đầu tư vào một căn nhà để cho thuê thì việc làm chủ một cơ sở kinh doanh như tiệm nail sẽ có rất nhiều rủi ro.  Với một căn nhà thì nếu Bạn có broker giúp đó tận tình thì tệ lắm Bạn cũng sẽ thu về 6% đến 8% tiền lời (so với tiền bỏ ra).  Với một tiệm nail, Bạn có thể mất trắng tay trong thời gian 6 tháng đến một năm nếu Bạn không cẩn thận.

Nếu hai lĩnh vực trên có nhiều rủi ro, thì lĩnh vực đầu tư vào securities thì sao?  Thưa Bạn, chúng tôi hoàn toàn không dám chia sẻ nhiều vì thực sự không biết sẽ bắt đầu từ đâu và chia sẻ những gì!  Đối với chúng tôi thì đầu tư vào securities, mà hình thức thông thường là mua bán stock (cổ phiếu), thực sự quá risky.  Có thể Bạn không đồng ý vị Bạn đã và đang mua bán stock rất thành công!  Nếu vậy thì chúng tôi thành thật chúc mừng cho Bạn.

Có vài điểm về lĩnh vực đầu tư này mà Bạn cần lưu ý.  Bạn sẽ phải bỏ thời gian đọc rất nhiều tài liệu về công ty (mình đang mua stock), về cái industry của công ty, về những đối thủ cạnh tranh, về những biến động ở cấp quốc gia hoặc quốc tế (nếu công ty bạn đang mua stock có mặt trên thị trường thế giới) có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty.

Bạn sẽ cần phải biết đọc (ít nhất) và hiểu balance sheet, income statement, cash flow statement là gì để có khái niệm căn bản vấn đề tài chính của công ty.  Bạn cũng sẽ cần phải hiểu vấn đề tài chính của các đối thủ của công ty Bạn.

Nói về risk trong lĩnh vực đầu tư stock thì cái risk đầu tiên là Bạn không biết một chút gì về stock vì quá rắc rối và mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu theo dõi.  Cái risk thứ hai, liên quan tới cái thứ nhất, là chính vì không biết nên Bạn hoàn toàn trông cậy vào stockbroker của Bạn.  Tùy theo điều lệ của mỗi công ty (mà stockbroker làm việc), có những công ty mà stockbroker được trả commission dựa vào số lần và số tiền mua bán (trading) stock của … Bạn (có nghĩa họ càng mua bán (trade) trong tài khoản của Bạn càng nhiều thì tiền commission của họ càng cao).  Nếu Bạn không cẩn thận thì stockbroker của Bạn sẽ trade thay thế cho Bạn, cho đến lúc account của Bạn bị thua lỗ nặng.

Tóm lại theo như chúng tôi đã trình bày ở trên, trước khi Bạn bắt tay vào đầu tư – vào bất cứ một lĩnh vực nào đi nữa – thì Bạn nên bỏ thời gian làm homework thật kỹ.  Nếu Bạn không biết hoặc còn mù mờ về cái gì đó thì có thể gặp và nói chuyện thẳng với người chuyên môn trong nghề – real estate broker, loan officer, lawyer, stockbroker, v.v.  Bạn nên đặt thật nhiều câu hỏi cho họ.  Qua những câu hỏi thì Bạn sẽ biết được kiến thức của họ đến đâu, và họ thực sự có lo bảo về quyền lợi của Bạn hay không nếu Bạn nhờ họ sau này.

Bạn phải ít nhất có khái niệm về risk and reward và nếu Bạn ước lượng (quantify) được risk thì càng tốt hơn.

Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy đầu tư thực sự là một hành trình và Bạn, nếu nhìn vấn đề một cách nghiêm túc, cần phải có những người partner đi chung với mình.  Và đã là partner Bạn phải chia sẻ trách nhiệm tìm hiểu và học hỏi những kiến thức căn bản trong lĩnh vực đầu tư mà Bạn muốn.  Kiến thức càng nhiều thì Bạn sẽ dễ dàng thành công và thành công lớn hơn.  Còn những người partner kia là ai?  Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực riêng của họ và đã bỏ rất nhiều thời gian để học hỏi và trao dồi chuyên môn của họ.  Họ sẽ là những người cố vấn đắc lực để giúp Bạn thành công.

Chúc Bạn nhiều may mắn trong vấn đề đầu tư của mình.

[1] Những người này nói đúng.  Thật ra với mức lạm phát trung bình 3% mỗi năm, và tiền lời Bạn có được từ những checking hay savings account với chỉ khoảng 1%, thì Bạn thật sự mất tiền chứ không có lời đồng nào cả.

[2] Xin Bạn đừng lẫn lộn giữa từ security – an ninh – mà Bạn thấy hàng ngày với từ securities.  Hai từ này ý nghĩa hoàn toàn khác nhau và không có liên quan gì với nhau cả.  Từ securities chỉ được dùng đặc biệt trong lĩnh vực tài chính.

[3] Bạn có thể vào link này để tìm hiểu định nghĩa của từ securities rõ ràng hơn https://www.thestreet.com/topic/47042/securities.html

[4] http://www.forbes.com/sites/ericwagner/2013/09/12/five-reasons-8-out-of-10-businesses-fail




Tại Sao Căn Nhà Bạn Đang Ở Là Hình Thức Đầu Tư Quan Trọng Nhất?

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn nhấn mạnh căn nhà mà chúng tôi nói đây là nhà bạn đang ở hoặc sẽ mua để ở, chứ không phải nhà bạn mua về sửa chữa lại để cho mướn hoặc bán.  Chủ đề mua sửa để bán hay cho thuê là một chủ đề rất hấp dẫn đối với những ai muốn tìm hiểu về vấn đề đầu tư địa ốc mà chúng tôi sẽ bàn vào một dịp khác.

Hiện tại Bạn đang làm chủ căn nhà của mình?  Nếu vậy thì chúng tôi thành thật chúc mừng Bạn vì Bạn là một trong số 62.9% dân số đang làm chủ căn nhà, theo như bài viết của tác giả Prashant Gopal trên báo Bloomberg[1] hôm July 28, 2016, vừa qua.

Thật sự làm chủ một căn nhà là một trong những mơ ước lớn nhất của đời người mà không phải dễ dàng đạt được.  Nếu như Bạn đang sống ở những thành phố hoặc tiểu bang đắt đỏ thì ước mơ làm chủ một căn nhà càng ngày càng tuột khỏi tầm tay của mình.  Nếu income của Bạn không tăng kịp so với giá địa ốc ở những thành phố như New York, San Jose, San Francisco, Seattle, thì có thể Bạn sẽ phải làm renter một thời gian rất dài.

Nhưng làm chủ một căn nhà (ở Mỹ) này còn có rất nhiều ưu điểm mà rất nhiều người trong chúng ta không nghĩ tới.

Ưu điểm đầu tiên là vấn đề tâm lý của chính mình.  Càng đi sâu vào công việc chuyên môn của mình và càng tiếp xúc rất nhiều khách hàng, chúng tôi càng nhận thấy sự chính xác của câu nói “An cư rồi mới lạc nghiệp” của ông bà ta để lại.

Hầu hết chúng ta sống đều có ít nhiều mục đích (goal) như làm giàu, thích du lịch đây đó, làm việc từ thiện, đạt được bằng cấp này nọ, được thăng tiến trong nghề nghiệp, v.v.  Nhưng điều căn bản tiên quyết hết là chúng ta cần phải có “một nơi” để “trụ” thật vững chắc trước khi chú tâm vào những mục đích khác.  Nơi để trụ đây chính là căn nhà của mình.  Căn nhà chính là cái sẽ giữ chân Bạn lại, và giúp Bạn chú tâm vào việc xây dựng và thăng tiến trong cuộc sống của mình.  Nếu Bạn còn độc thân thì mọi chuyện sẽ dễ dàng vì Bạn không vướng bận gia đình hay con cái, và nhu cầu làm chủ một căn nhà cũng không quá cần thiết.  Và dĩ nhiên khi bạn muốn thay đổi chỗ ở, chỗ làm cũng dễ dàng – Bạn chỉ thảy đồ lên xe và mọi chuyện xong xuôi.  Nhưng Bạn sẽ có thể không ở độc thân mãi được.  Một khi Bạn có gia đình, thì Bạn cần có một nơi để gọi là “nhà” hay “mái ấm” gia đình để nuôi dạy con cái và chung vui với những người thân thiết nhất của mình.

Một khi Bạn có nhà thì bỗng dưng Bạn sẽ chí thú trong công việc, trong cuộc sống của mình hơn (trong thí dụ trên, nếu Bạn còn độc thân thì việc làm chủ một căn nhà cũng buộc Bạn phải tập trung vào căn nhà của mình).

Với việc làm chủ căn nhà, tự nhiên Bạn phải có trách nhiệm hơn, biết lo cho cuộc sống của gia đình hơn.  Làm chủ căn nhà và trả mortgage hàng tháng là hình thức tiết kiệm (savings) hữu hiệu nhất.  Có nhiều người không đồng ý và nghĩ rằng việc bắt buộc trả nợ hàng tháng không hợp với tính tình của họ, và họ thích được tự đó trả nợ theo ý họ.  Nhưng qua những kinh nghiệm trong cuộc sống và nghề nghiệp, chúng tôi có thể nói rằng “con người thực sự rất yếu đuối”.  Nếu Bạn không bị bắt buộc phải “save” thì sớm muộn Bạn sẽ phung phí hết tiền bạc của mình.

Một khía cạnh tâm lý rất nhỏ, nhưng rất quan trọng mà chúng tôi để ý kỹ và suy nghĩ.  Làm chủ một căn nhà thật có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc xây dựng tính tình, tư cách cá nhân.  Nếu Bạn làm chủ căn nhà khi Bạn còn trẻ (24, 25 tuổi) thì Bạn sẽ biết lo lắng, sống có trách nhiệm, và trưởng thành chín chắn trong suy nghĩ hơn nhiều với những bạn bè cùng lứa.  Và chắc chắn Bạn sẽ thành công trong cuộc sống nhiều hơn.  Những ai tìm được những cô gái, hay chàng trai nào như vậy để lập gia đình thì thật sự may mắn.

Ưu điểm thứ nhì là Uncle Sam hoặc tiểu bang hoặc thành phố luôn khuyến khích việc làm chủ một căn nhà và luôn có những chính sách luật lệ ưu đãi cho những ai làm chủ.  Nếu Bạn đang làm chủ một căn nhà chắc Bạn biết rõ tiền lãi suất (interest) nhà được trừ thuế khi Bạn khai thuế cuối năm?  Thật sự chúng tôi chưa tìm được một nước nào có chính sách thuế đãi ngộ như của Mỹ.  Nếu Bạn ký giấy mượn nợ (mortgage) khi mua nhà với thời hạn 30 năm thì Bạn sẽ thấy trong cả 10 năm đầu tiên, Bạn phải trả tiền interest rất nặng (trong khi đó tiền gốc (principal) chỉ là phần phụ).  Và luật thuế của Mỹ cho phép Bạn khấu trừ phần interest nầy (tax deductible).  Phần khấu trừ interest này là một trong những lợi ích lớn nhất trong vấn đề làm chủ căn nhà liên quan đến thuế vụ; ngoài ra còn nhiều mục khấu trừ khác mà chúng tôi khuyến khích Bạn liên lạc với người làm thuế của mình để tìm hiểu rõ hơn.

Nếu Bạn là người đi mướn (renter), thì tiền rent Bạn trả hàng tháng cho landlord không được khấu trừ vào đâu cả khi Bạn khai thuế cuối năm.

Bên cạnh khấu trừ lãi suất, chính phủ cũng thường xuyên có những chương trình giúp đỡ.  Thí dụ như khi chúng tôi mua nhà năm 2010 và được liên bang tặng $8,000 credit (mà không phải trả lại) dành cho những ai mua nhà lần đầu.  Hoặc chương trình Home Affordable Modification Program (HAMP)[2] đành để giúp đỡ những người mua nhà lúc cao điểm có thể giảm payment hàng tháng, hoặc giảm tiền principal.  Hoặc chương trình Pathway to Purchase của tiểu bang Arizona để giúp đỡ những ai mua nhà trong 17 thành phố (ở tiểu bang Arizona) (17 thành phố này bị ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn suy thoái kinh tế địa ốc 2006-2008).  Chương trình này giúp đỡ bằng cách tặng $20,000 cho người mua nhà.  Còn nhiều chương trình khác nhau để giúp người sẽ mua hoặc đang làm chủ.  Cách hay nhất để xem Bạn hội đủ tiêu chuẩn để được những sự giúp đó này là Bạn liên lạc với một người agent hoặc một chuyên viên mortgage có kinh nghiệm để giúp mình.

Ưu điểm thứ ba là Bạn sẽ không phải trả thuế nếu tiền lời Bạn bán từ căn nhà của mình dưới $250,000 ($500,000 nếu Bạn khai thuế chung với người phối ngẫu).  Có câu nói sống ở Mỹ, Bạn sẽ không tránh khỏi 1) cái chết và 2) thuế.  Trong việc bán nhà thì bạn được miễn $250,000.  Thí dụ căn nhà Bạn đang ở được mua cách đây 10 năm giá $100,000.  Bây giờ giá căn nhà là $350,000.  Nếu Bạn bán thì Bạn không phải trả một đồng tiền thuế nào bởi vì tiền lời của Bạn từ $250,000 trở xuống.  Điều luật này rất hữu ích cho những ai sống ở những thành phố mà giá địa ốc tăng vọt như San Jose, New York, LA, v.v.

Bạn ở lâu trong căn nhà của mình và muốn sửa sang để căn nhà đẹp hơn và có giá trị hơn?  Nhưng Bạn không đủ tiền và không có bà con bạn bè có sẵn tiền để giúp đỡ?  Tại sao Bạn không dùng chính căn nhà của mình?  Đây là ưu điểm thứ tư của việc làm chủ một căn nhà.  Nếu căn nhà Bạn ở đã lâu và lên giá, Bạn có thể dùng hình thức refinance hoặc HELOC (Home Equity Line Of Credit) để lấy tiền ra sửa chữa, tân trang để Bạn và gia đình có thể sống vui về thoải mái hơn, và đồng thời nâng cao giá trị của căn nhà.  Người hàng xóm (Mỹ) sát ngay bên cạnh nhà của chúng tôi đang làm việc này.  Ông ta refinance căn nhà và có tiền để sửa lại hồ (pool), thêm một căn phòng, lợp lại cái mái đã cũ, và nhiều upgrade khác cho căn nhà; và căn nhà của ông thật sự đẹp hẳn lên.

Bạn dùng hình thức kể trên này để có tiền upgrade căn nhà mà không phải trả một đồng thuế cho Uncle Sam!

Bạn chỉ có thể làm những chuyện này khi Bạn làm chủ căn nhà của mình.  Nếu Bạn có xe đắt tiền, hay nữ trang đắt tiền, Bạn cũng không thể làm được.

Cũng tương tự như lấy tiền ra để upgrade, Bạn có thể refinance hoặc dùng HELOC để lấy tiền đi du lịch, trả nợ, giúp con cái vào đại học, v.v.    

Chúng tôi cũng xin lưu ý là mọi quyết định của Bạn đều có mặt trái và mặt phải.  Có rất nhiều người đã vô tình lạm dụng căn nhà của mình như một cái máy ATM (để đi du lịch, mua sắm xe hay nữ trang đắt tiền) khi giá nhà tăng vùn vụt trong những năm trước khi Great Recession để rồi sau đó phải mất trắng tay cả đời gây dựng và buộc phải khai phá sản.  Chúng tôi khuyến khích Bạn tham khảo với chuyên viên địa ốc hoặc mortgage hoặc tài chính hoặc luật sư trước khi làm.

Nếu Bạn có cuộc sống ổn định và muốn đầu tư lâu dài cho tương lai của mình và gia đình, tại sao Bạn không nghĩ đến dùng căn nhà của chính mình?  Căn nhà Bạn ở chính là hình thức đầu tư cực kỳ quan trọng của cuộc đời Bạn mà có thể Bạn không biết!   Đã có biết bao nhiều thế hệ, bao nhiêu người giàu có lên chính là nhờ căn nhà đầu tiên của họ[3].  Đây là ưu điểm thứ năm mà chúng tôi muốn bàn đến.  Cũng tương tự như cách lấy tiền ra ở trên để sửa chữa hay upgrade nhà cửa, Bạn có thể lấy tiền ra để đầu tư vào mở cơ sở kinh doanh hoặc địa ốc.  Đây là cách mà hầu như tất cả những người giàu có, thành công đều xử dụng trong “buổi đầu” của họ.  Nếu Bạn nhìn kỹ, trong tất cả mọi hình thức để trở nên giàu có tựu trung chỉ có 3 phương cách: hoặc Bạn đầu tư vào địa ốc, hoặc Bạn mở một business, hoặc Bạn mua bán stocks.  Những người giàu có đều biết tính toán cẩn thận và chấp nhận may rủi (nếu “đầu tư” mà không có may rủi thì không thể là đầu tư) khi họ quyết định dùng căn nhà mình để đầu tư xa hơn cho tương lai của mình.

Thưa Bạn, trên đây chúng tôi chia sẻ với Bạn những kinh nghiệm, nghiên cứu, học hỏi của chúng tôi để giúp Bạn thêm kiến thức để trước khi Bạn quyết định chọn mua một căn nhà cho mình và gia đình (nếu như Bạn chưa từng mua).  Mua nhà là một quyết định rất quan trọng của đời người, và qua bài viết này chúng tôi mong Bạn thấy rõ hơn những ưu điểm tuyệt đời của việc làm chủ một căn nhà TRƯỚC KHI Bạn mua.

Một yếu tố quan trọng nữa mà chúng tôi muốn nhấn mạnh.  Theo các điều tra nghiên cứu thì trung bình người ta đổi nhà sau mỗi 7 đến 10 năm.  Điều này hoàn toàn hợp lý với một xã hội luon “di động” như của Mỹ. Điều này có vẻ đi ngược lại với câu “an cư rồi mới lạc nghiệp” như chúng tôi bàn ở đầu bài viết.  Tuy nhiên khi suy nghĩ kỹ thì không hoàn toàn là ngược lại.  Ngoài vấn đề xã hội, thời thế, luật lệ, hay môi trường thay đổi thì sẽ dẫn đến những thay đổi khác, việc làm chủ và thay đổi nhà của của người (My) sau mới 7 đến 10 năm hoàn toàn hợp lý và không hẳn đi ngược lại cách nhìn của người Việt chúng ta.  Chính sách, luật pháp của Mỹ khuyến khích sự cố gắng, cần cù, phát triển tài năng của con người; và “trả công” tương xứng với những nỗ lực đó.  Tất cả các chính sách luật lệ này khuyến khích việc tiết kiệm và làm chủ một căn nhà.  Nếu Bạn là sinh viên mới ra trường và có công việc làm tốt và lập gia đình, Ban tuy chưa có khả năng mua một căn nhà thật lớn và đắt tiền, nhưng lại biết lo cho cuộc sống và gia đình nhỏ của mình, tại sao Bạn không “bắt đầu” bằng cách làm chủ một căn nhà nhỏ.  Khi Bạn có nhiều con cái hơn, hoặc con cái lớn hơn thì nhu cầu một căn nhà lớn hơn thật sự cần thiết, chắc Bạn đồng ý?  Và cùng lúc đó kinh nghiệm việc làm hay tay nghề của Bạn cao hơn và income của Bạn nhiều hơn.  Đây chính là cái mốc 7-10 năm mà Bạn thấy cần phải đổi nhà.  Nếu Bạn đổi nhà, Bạn có thể chẳng cần phải đi đâu xa mà có thể mua căn nhà mới cách nhà cũ 5, 7 mile.  Vì vậy thực sự Bạn vẫn “an cư” và “lạc nghiệp”!

Chính vì vậy mà chúng tôi nói việc chọn mua một căn nhà là một hình thức đầu tư rất quan trọng.  Bạn muốn mua một căn nhà mà sẽ giữ giá hoặc tăng, chứ không mua một khu không phát triển mà chỉ vì mình thích để rồi lúc bán thì mất giá hoặc rất khó bán!  Nếu Bạn đồng ý với những ưu điểm chúng tôi chia sẽ ở trên thì thấy rằng việc chọn lựa cực kỳ quan trọng.  Nếu Bạn có nhu cầu muốn chúng tôi giúp đỡ đại diện hoặc tham khảo ý kiến thì xin gọi 480-336-8752.

Còn nếu Bạn là người đang làm chủ căn nhà và ý muốn tìm hiểu về đầu tư địa ốc hoặc cách nào xử dụng giá trị căn nhà hiện tại hữu hiệu hơn và cần tham khảo ý kiến thì chúng tôi sẽ sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ chia sẽ kiến thức kinh nghiệm của mình với Bạn.

[1] http://www.bloomberg.com/news/articles/2016-07-28/homeownership-rate-in-the-u-s-tumbles-to-the-lowest-since-1965

[2]Hạn chót để nộp đơn cho chương trình HAMP là December 30, 2016

[3] Chúng tôi cũng rất hứng thú về đề tài này và sẽ làm research về những người giàu có đầu tư trong địa ốc và chia sẻ với Bạn trong một bài khác trong tương lai.




Lựa Chọn Và Thiết Kế Tiệm Nail Theo Phong Thủy

By Hung Ngo

Ngày nay, khi nói đến Phong Thủy, thì người ta đã chia ra nhiều trường phái khác nhau, trong đó, phải kể đến các trường phái lớn như: Bát Trạch Minh Cảnh, Huyền Không, Dương Trạch Tam Yếu và Huyền Thuật.

Phái Bát Trạch Minh Cảnh: Nguyên lý của phái này là dùng cung mệnh phối hợp với hướng, để xác định họa phúc của con người. Hay nói một cách khác hơn, phái Bát Trạch chú trọng tới sự xác định Thiên Khí phối hợp với Nhân khí, để đem lại sự hòa hợp. Hay còn gọi tắt là nguyên lý Thiên-Nhân tương hợp.

Phái Huyền Không: Phái Huyền Không thì không dùng nguyên lý Thiên-Nhân tương hợp như phái Bát Trạch, mà lại căn cứ vào sự luân chuyển của các luồng khí trong vũ trụ, mà cụ thể là sự vận hành các Phi Tinh trên địa bàn, để xác định họa phúc chi phối mọi vật trên trái đất. Hay nói một cách khác hơn, là phái Huyền Không lại chú trọng vào các quy luật vận hành của vũ trụ, và sự phối hợp giữa Thiên Khí và Địa Khí để xác định họa phúc. Người theo trường phái Huyền Không thì hay chú trọng đến nguyên lý Thiên-Địa tương phối hơn là Thiên-Nhân tương hợp.

Còn hai phái còn lại, chủ yếu nghiên cứu về sự vận hành của Địa Khí (như một số phái Huyền Thuật chuyên nghiên cứu các huyệt vị và âm phần) và một số yếu tố thuộc về Nhân (con người), để vận dụng vào cải biến Phong Thủy (Dương trạch Tam Yếu) v.v.

Ngoài 4 trường phái lớn ra, thì cũng còn một số phái nhỏ khác với những đặc trưng về học thuật và công phu nghiên cứu khác như:

Phái Loan Đầu: Phái này chú trọng đến việc xem xét hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, quan sát long mạch đến, đi để tìm nơi kết huyệt. Căn cứ, vào hình dạng bố cục của cát, đất, núi, nước đến, nước đi, mà luận cát hung cho huyệt.

Phái Hình Tượng: Phái này cũng căn cứ vào hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, hình tượng hoá cuộc đất, thành những biểu tượng vô cùng đa dạng của những con vật như: rùa, sư tử, rồng, hình tượng mỹ nữ soi gương v.v… Sau đó, căn cứ vào hình tượng để tìm ra nơi huyệt toạ lạc, từ đó luận đoán phúc hoạ của con người.

Phái Hình Pháp: Phái này chủ trương ứng dụng những phép tắc nhất định trên cở sở của phái Loan Đầu để quan sát thế cục. Phái Hình Pháp chủ yếu luận sự cát hung của huyệt vị phụ thuộc vào những quy tắc của Loan Đầu. Ví dụ: như có một đường chạy đâm thẳng vào huyệt thì luận là thế xuyên tâm v.v.

Không như 4 phái lớn ở trên, 3 phái nhỏ như Loan Đầu, Hình tượng và Hình Pháp không có ranh giới rõ ràng. Chủ yếu của 3 phái nhỏ là căn cứ vào thế núi, mạch núi chạy, để xem xét sự kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt. Bởi vì theo Loan Đầu, long mạch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thẩm định giá trị của huyệt, mà sự biểu hiện của long mạch là thông qua những thế núi bao bọc lấy huyệt.

Ngoài 7 phái lớn nhỏ nêu trên, thì còn có 6 phái về Lý Khí nữa. Các phái về Lý Khí thì dựa chủ yếu vào lý thuyết âm dương ngũ hành, bát quái, hà đồ, lạc thư làm căn cứ luận đoán. Sau đó, đem áp dụng vào huyệt để tìm sự tương giao giữa các nhân tố. Dựa trên căn cứ này. họ sẽ luận đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai. Thường thì các phái này chỉ chú trọng đến dương trạch (nhà ở) mà thôi.

Về Lý Khí gồm có 6 phái nhỏ như sau:

Phái Bát Trạch: Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị là tứ cát tinh; ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát, hoạ hại là tứ hung tinh. Trong bài trí, thích hợp phương cát, kỵ phương hung. Và điều tối quan trọng của phái Bát Trạch là Đông Tây đồng vị, kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch, và người Tây Tứ Mệnh thì hợp với Tây tứ trạch. Lý luận này xem ra cũng hơi vô lý, chẳng hạn như, có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ ở phương Đông tứ trạch thôi hay sao? Mặt khác, quan niệm căn cứ vào Bát Trạch, để phân chia công cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm về Dịch lý. Xem ra, có phần thô lậu, giản đơn.

Mệnh Lý Phái: Dựa chủ yếu vào mệnh cung thân chủ, kết hợp với Huyền Không Phi Tinh của các hướng núi để tìm ra các sao chiếu. Sau đó, luận theo âm dương ngũ hành đắc, kỵ, để tìm ra phương vị phù hợp. Kết hợp thêm với trang sức, máu sắc cùng các vật dụng trong nhà để bày bố, hoá giải phù hợp.

Phái Tam Hợp: Căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chính. Huyệt vị phải căn cứ vào bản chất của sơn thủy hay long mạch để xem xét ngũ hành của nhà ở có tương hợp hay không. Với nước/thủy thì phân ra 12 cung vị trường sinh để lựa chọn nước đến, nước đi. Nếu là nước đến thì chọn phương hướng sinh vượng, bỏ phương hướng suy tử. Nếu nước đi thì chọn phương hướng suy tử, mà bỏ phương sinh vượng. Phái này chủ yếu áp dụng cho âm trạch (mộ phần).

Phái Phiên Quái: Chủ yếu dựa vào phiên quái pháp do Hoàng Thạch Công khởi xướng, hình thành Cửu tinh Bát Quái là tham lang, cự môn, lộc tồn, văn khúc, liêm trinh, vũ khúc, phá quân, tả phụ, hữu bật, phối hợp với sơn thuỷ bày bố xung quanh huyệt để luận đoán cát hung.

Phái Tinh Tú: Dùng 28 tinh tú phối chiếu, căn cứ vào ngũ hành của sao, phối hợp với nguyên tắc của phái Loan Đầu, núi sông để luận đoán cát hung.

Phái Huyền Không Phi Tinh Quái: Phái này căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu tinh là Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử, được bầy bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của hướng núi toạ huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu, với hình thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.

Như vậy, tổng cộng lớn nhỏ thì Phong Thủy ngày nay, ít nhất cũng có 13 trường phái. Mỗi trường pháp đều cho mình là chính thống theo Phong Thủy. Nhưng có phải thật thế không? và đâu mới là khoa Phong Thủy chính thống?

Khoa Phong Thủy chính thống được bắt đầu bằng 2 chữ Phong Thủy mà không thêm bất cứ một từ nào khác. Tại sao người tổ sư khoa Phong Thủy lại chỉ chọn hai chữ Phong Thủy mà không chọn những chữ khác?

Đơn giản là vì, người sáng lập ra môn Phong Thủy muốn nhấn mạnh đến yếu tố chính của môn học chỉ là Phong và Thủy. Cho nên, nếu muốn biết 13 trường phái Phong Thủy của ngày nay, có phải là chính thống hay không, thì chúng ta chỉ cần xét xem các trường phái đó, có đào sâu vào sự ứng dụng của Phong và Thủy hay không? Rõ ràng, chúng ta thấy cả 13 trường phái lớn nhỏ, không có trường phái nào chú trọng đến Phong và Thủy cả. Ngược lại, thì họ lại chú trọng vào Thiên Địa Nhân, Tinh Tú, Sơn, Sa, Huyệt Vị v.v. Có thể nói, các khoa đó, không liên quan gì đến Phong Thủy Chính Thống cả, mà tất cả 13 trường phái đó, phải nói là liên quan trực tiếp đến môn học về Thiên Văn và Địa Lý thì đúng hơn là Phong Thủy.

Vì thế, nếu bạn muốn biết Phong Thủy là gì? để áp dụng cho tiệm Nail của bạn, thì bạn nên tìm hiểu về Phong Thủy chính thống trước đã.

Vậy Phong Thủy chính thống là gì ?

Theo từ ngữ Hán Việt, Chữ Phong là gió-không khí và Thủy là nước. Không cần phải giải thích, ai trong chúng ta cũng biết, không khí và nước là 2 tố chất quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến sự sống còn với con người. Người ta có thể chết trong vòng vài phút nếu không có không khí, và sẽ chết trong vài ngày, nếu như không có nước.

Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh giữa hai chữ Phong và Thủy thì chúng ta thấy chữ Phong quan trọng hơn chữ Thủy. Vì thời gian ảnh hưởng đến mạng sống của con người nhanh hơn, cho nên chữ Phong được đặt trước chữ Thủy để nói lên tầm quan trọng của cái nào hơn cái nào.

Có thể nói, người sáng lập ra môn Phong Thủy đã xác định rõ mục đích của khoa phong thủy là gì? và phải làm gì? để kiện toàn 2 tố chất quan trọng này trong đời sống. Tiếc thay, sau này, nhiều người chỉ học ngoài “da” mà quên đi phần “tủy”. Từ đó, họ thần thánh hóa, kết hợp thêm nhiều môn khác vào Phong Thủy và biến Phong Thủy trở thành một môn học đầy những sự huyền bí, mâu thuẫn, hoang đường, và thiếu khoa học.  Thậm chí, có nhiều nhà phong thủy còn dùng cả bùa chú vào phong thủy để hù doạ, khủng bố tinh thần, khiến cho nhiều người, vì không có kinh nghiệm về phong thủy, vì sợ phải làm theo một cách phản khoa học.

Nếu cứ xét đúng theo mục đích chính của người sáng lập ra môn Phong Thủy, thì bạn sẽ thấy rằng, mục đích của khoa Phong Thủy là làm sao để cải thiện môi trường chung quanh cuộc sống, để cho không khí luôn điều hoà đầy đủ, nước dùng luôn sạnh sẽ không thiếu thốn, khiến cho sự sống của con người, sống trong môi trường đó, không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và mạng sống, thì bạn sẽ không rơi vào hoang mang sợ hãi, khi gặp phải một “thầy phong thủy” tuyên bố nhà bạn có vấn đề về Phong Thủy.

Vì vậy, nếu Bạn muốn dùng Phong Thủy để sắp xếp tiệm Nail của Bạn thì cách tốt nhất là Bạn nên dùng khoa Phong Thủy Chính Thống hơn là những khoa Phong Thủy theo   các trường phái Phong Thủy ngày nay. Bỏi vì nó đơn giản và rất là khoa học.

Dĩ nhiên, muốn thiết kế một tiệm Nail của Bạn để có lợi và phát triển lâu dài thì ngoài vấn đề chọn trường phái về Phong Thủy ra, Bạn cũng nên có thêm một chút kiến thức về nghành Nail, cũng như những vấn đề nổi cộm. Bởi vì, nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cách chọn và thiết kế tiệm Nail của Bạn sao cho thích hợp.

Theo thống kê của Bộ Lao Động Mỹ, trước khi người Việt bước vào trong nghành Nail, thì tổng số thu nhập của nghành Nail chỉ khoảng 2 triệu dollar. Nhưng theo thống kê mới nhất 2015, thì nghành Nail tổng số thu nhập đã lên hơn 8 tỷ dollar, và mỗi năm tăng 1.6% cho đến năm 2022. Trong tổng số nhân công và chủ của nghành Nail trên nước Mỹ, thì người Việt chiếm đến 51% (tăng 3% so với năm 2013 là 48%), người Mỹ chiếm 40% (43% trong năm 2013 – giảm 3 %) còn lại 9% thì chia đều cho các sắc dân khác.

Có thể nói, công đầu trong việc phát triển của nghành Nail thuộc về cộng đồng người Việt. Và công lao lớn nhất, đó chính là biến một nghành phục vụ về đẹp chỉ dành riêng cho người giầu (trước 1975) thành đại chúng (ai cũng đều có được vẻ đẹp không kể giầu nghèo). Nhưng có một điều khá buồn đó là, vì không có điều kiện, thời gian và sự sống thúc bách, nên người Việt khi bước vào nghành Nail, chỉ được học về kỹ thuật làm Nail, mà không có thời gian để học hỏi kinh nghiệm làm chủ như thế nào.

Muốn làm chủ thành công, thì ngoài kỹ năng làm móng ra, một người chủ cần phải có ít nhất thêm 5 khả năng khác như: tiếp thị, quản lý, điều hành, tài chánh và phục vụ.

Tiếc thay, trước khi làm chủ, các chủ Nail Việt không bỏ thêm thời gian để nghiên cứu học hỏi thêm về những khả năng nêu trên. Cho nên, sau một thời gian tích góp, thì mua một tiệm Nail về làm chủ, và copy nguyên văn cách thức quản lý điều hành, tiếp thị, phục vụ, theo người chủ cũ, mà không biết rằng, ngay cả người mình đi copy cũng đang vướng mắc và thiếu sót hoặc sai lầm trầm trọng.

Nếu chỉ nhìn thoáng qua, thì chúng ta cũng thấy mỗi tiệm có một nét riêng. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, thì phần đông đều rơi vào bế tắc trong tiếp thị, quản lý, điều hành, tài chánh và phục vụ

Ai cũng biết, muốn sinh tồn trong kinh doanh thì phải có khách và có thợ. Nhưng nếu không có kinh nghiệm về tiếp thị thì không thể nào khiến cho khách biết mình là ai? có thích hợp với điều họ muốn không? Nên thường rơi vào tình trạng thiếu khách. Một trong những sai lầm nghiêm trọng là các chủ Nail thường hay lầm lẫn “tiếp thị” là “quảng cáo.”

Tiếp thị là chữ Hán Việt. Tiếp nghĩa là đưa vào thêm vào, và Thị là Chợ. Như vậy, Tiếp Thị theo nghĩa đen là Đưa tên tiệm của mình vào nơi đông người, và nghĩa bóng là giới thiệu tiệm mình đến người tiêu dùng.

Cách thức tiếp thị đúng cách là phải dùng những “lời có cánh” làm sao để thuyết phục những khách tiềm năng (chưa biết đến tiệm của Bạn) tin tưởng rằng, tiệm của Bạn, có thể đáp ứng đúng nhu cầu muốn và cần của khách.

Từ sự tin tưởng đó, họ mới chịu bỏ tiệm cũ của họ đang có, để về tiệm Bạn. Muốn viết được những “lời có cánh” đó, đòi hỏi người tiếp thị phải giỏi về tâm lý, phải biết chọn lựa từng câu từng chữ, phải hiểu được tâm lý của khách thuộc loại nào? Mỗi loại khách khác nhau họ phải dùng chữ nghĩa khác nhau để giới thiệu. Cho nên, những người cố vấn tiếp thị giỏi của người Mỹ, khi Bạn muốn sử dụng họ, thì giá không rẻ chút nào. Một giờ họ có thể tính bạn cả ngàn đô là chuyện nhỏ.

Những công ty lớn hay thành công trên nước Mỹ nói riêng,và thế giới nói chung, đều có một đội ngũ nhân viên tiếp thị. Nhưng mỗi năm, họ vẫn phải chi ra hàng triệu đô để mời các chuyên gia cố vấn bên ngoài về, để hỗ trợ thêm cho ban tiếp thị của họ. Hãng Coke một năm tiêu hết 300 triệu dollar cho tiếp thị, để giữ hình ảnh Coke trong tâm thức của người tiêu dùng.

Viết như vậy, để Bạn thấy, tiếp thị đóng một vai trò vô cùng quan trọng như thế nào tới việc sống còn của một công ty.

Theo thống kê của các nhà tiếp thị, thì muốn thuyết phục một người khách tiềm năng (prospect) để họ tin tưởng tiệm của bạn thì mức độ khó lên gấp 5 lần, nếu đem so với khách hàng quen sẵn có của bạn.

Hay nói một cách đơn giản hơn là, tìm một khách hàng mới đến tiệm của bạn khó gấp năm lần, nên sự tốn kém về tiền bạc cũng phải tăng gấp 5 lần.

Sau khi đã tiếp thị xong (không phải chỉ một lần là đủ, mà có khi nhiều lần tùy theo loại khách), rồi mới đến phần quảng cáo để giới thiệu về dịch vụ, trong dó bao gồm các phần như tặng quà, giảm giá v.v để tiếp tục thuyết phục khách.

Viết những mẫu quảng cáo này cũng lắm công phu, vì phải dựa và quá trình tiếp thị, rồi mới quyết định dùng những lời lẽ nào để đánh tan tất cả sự nghi ngờ còn lại trong lòng khách hàng. Chứ không phải cứ gắn lên 20% off là khách sẽ đến tiệm. Nếu muốn giảm giá (discount) thì phải giải thích nguyên do tại sao lại giảm giá. Nếu không giải thích rõ ràng, thì sẽ tạo cho khách tiềm năng thêm nhiều nghi ngờ về những “lời có cánh” từ tiếp thị đầy tốn kém để kiếm khách. Và khi khách tiềm năng nghi ngờ, bỏ qua không sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của tiệm, thì mẫu quảng cáo này, không những trở nên vô dụng, chẳng được gì, mà còn gây ra tổn thất trầm trọng cho chủ tiệm.

Dĩ nhiên, muốn đi sâu vào chi tiết của tiếp thị thì là chuyện dài nhiều tập. Nhưng với một vài nét về tiếp thị để cho Bạn thấy, nó không hề đơn giản chút nào, và đòi hỏi rất nhiều thời gian để học hỏi nghiên cứu và thực hành.

Vì thế, với sự giới hạn về thời gian, cũng như eo hẹp về tiền bạc và kiến thức cùng kinh nghiệm, nên các chủ tiệm nail, khi vắng khách, lại vất ra một mớ tiền cho các công ty quảng cáo.  Các công ty quảng cáo, cũng không thèm biết là tiệm này có quá trình tiếp thị thế nào, mục đích ra sao … Họ cứ theo mấy cái mẫu có sẵn, rồi chỉ thay đổi tên tiệm địa chỉ và giá cả rồi in ấn gởi đi, mặc kệ là tiệm đó có khách hay không?!

Các chủ Nail, sau khi quảng cáo xong, mà không có khách, thì quay sang làm các việc khác như cho loyalty card, tặng quà v.v.  và nếu như không có thêm khách, thì cuối cùng là các tiệm Nail Việt dùng chiêu “lấy công làm lời – hạ giá.”

Từ đó, dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, giảm giá kéo khách, phục vụ không chu đáo, khiến cho tai tiếng và phẩm chất càng lúc càng xuống cấp nghiêm trọng và cuối cùng đi đến dẹp tiệm.

Như vậy, chúng ta thấy, kết quả của sự xuống giá, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến làm ẩu, dẹp tiệm v.v. phát xuất từ nguyên nhân không biết làm sao giới thiệu tiệm mình đến khách hàng, không biết khách hàng của mình là ai? Không biết khách mình muốn gì và cần gì? Hay ngắn ngọn hơn là không biết tiếp thị ra sao?  mới dẫn đến kết quả đang đau lòng này.

Muốn giải quyết một vấn đề dù lớn hay nhỏ đều có chung một nguyên tắc, đó là, phải tìm ra được nguyên nhân mới có thể chữa trị tận gốc. Chứ nếu cứ phỏng đoán hoặc đoán già đoán non, rồi khuyên các chủ tiệm Nail là “đừng nên phá giá”, hoặc “phá giá là tự giết mình”, hay “phá giá dẫn đến làm ẩu vi phạm luật pháp” v.v. thì chẳng bao giờ đem đến kết quả.

Sở dĩ chúng tôi phải dài dòng như vậy để Bạn thấy Tiếp Thị quan trọng như thế nào?  Và Bạn cũng nên nhớ, Tiếp Thị mới chỉ là một phần trong 6 phần của một người làm chủ thành công. Nếu như Bạn làm không đúng cách, thì đã đem đến thất bại rồi, huống hồ chi các chủ Nail Việt lại thiếu đến 5 trong 6 phần.

Hay nói gọn hơn, thiếu 5 trong 6 phần, mới là nguyên nhân chính dẫn các chủ tiệm Nail Việt đến thất bại, chứ không phải vì phong thủy tiệm có vấn đề.

Thế nên, có thể nói, Phong Thủy chỉ là sự hỗ trợ trong quá trình tạo ra kết quả của vấn đề, chứ phong thủy không phải là nguyên nhân tạo ra vấn đề. Vì thế, dùng phong thủy trong tiệm của bạn, chỉ mang tính cách “cầm đau tạm thời” chứ không mang tính “chữa trị tận gốc.”

Nhưng trong lúc Bạn “cùng đường,” thì một ngõ hẹp cũng có thể cho bạn thêm hy vọng. Nhưng đó không phải là đại lộ thêng thang mà bạn mong muốn, nên khi sử dụng sơ đồ này, bạn đừng xem nó là “bùa hộ mạng.” Nếu không thì bạn sẽ “mất mạng” như chơi.

Vì vậy, trước khi bạn đọc tiếp, một lần nữa chúng tôi xin cảnh báo bạn, bạn phải kiểm chứng tất cả mọi thông tin trước khi thực hành. Ngay cả bài viết này, bạn cũng đừng tin ngay, mà phải kiểm chứng qua sư tư duy và thực nghiệm của chính mình.

CHỌN TIỆM NAIL

Phần đông, các chủ tiệm Nail, nếu mua lại một tiệm Nail cũ thì không có quyền lựa chọn hình dáng của căn tiệm, trừ khi kiên nhẫn tìm kiếm được đúng cơ sở mà mình muốn tìm.

Một tiệm Nail, muốn thiết kế theo phong thủy được gọi là lý tưởng, thì tiệm Nail đó nên theo hình chữ nhật hơn là các hình dạng khác. Thông thường, các thương xá họ cũng thích chia tiệm theo hình thức mặt tiền thì ngắn, và chiều sâu thì dài (hình chữ nhật mà mặt tiền-cửa nằm theo chiều rộng chứ không phải chiều dài). Như vậy họ có thể cho mướn được nhiều tiệm có nhiều mặt tiền hơn là thiết kế mặt tiền theo chiều ngang (hình chữ nhật mà mặt tiền là chiều dài chứ không phải chiều rộng). Vì vậy, đây không phải là một vấn đề lớn, để cách bạn quan tâm, trừ khi rơi vào các trường hợp đặt biệt.

Sự thiết kế theo hình chữ nhật, lấy chiều rộng làm mặt tiền, và chiều dài làm chiều sâu này, theo phong thủy là tốt nhất.

Vì sao?

Vì thiết kế một tiệm thương mại khác với thiết kế một căn nhà. Căn tiệm được coi là cơ sở chính để sinh ra tiền. Cho nên, trong căn tiệm phải phân làm 3 phần rõ rệt.

Phần phía trước gọi là ĐẦU, bao gồm cửa ra vào gọi là miệng. Vào sâu ở trong, thì đến phần BỤNG, đây là phần chính để đẻ ra tiền. Muốn làm ra nhiều tiền thì bụng phải lớn, mới có thể dung chứa hết các thức ăn. Phần thứ ba, là phần HẬU để giải toả những thức ăn dư thừa. Điều này giống như khi ăn quá nhiều, mà không tiêu hoá được, hoặc không thải bớt ra ngoài được, thì cơ thể sẽ sinh bịnh. Dĩ nhiên, tùy theo phần ăn là gì thì bịnh nặng nhẹ khác nhau.

Vì thế, tỷ số căn bản để tạo nên sự quân bình đó là 3/5/2 .

Trong đó, 3 phần thuộc về phần ĐẦU. 5 phần về phần BỤNG và 2 phần về phần HẬU.

Thí dụ nếu tiệm bạn mướn là 1000sf, thì 300 sf đầu được dùng để đặt bàn tiếp tân, ghế bàn cho khách đợi v.v. 500sf sau bàn tiếp tân, là chỗ thiết kế cho toàn bộ spa và bàn ghế cho thợ của bạn ngồi. 200sf còn lại thì dùng cho phòng vệ sinh, phòng ăn và phòng dụng cụ v.v.

Tại sao lại phân chia theo tỷ lệ 3/5/2 ?

Như trên chúng tôi đã nhấn mạnh, cửa ra vào được ví như miệng, nếu miệng có to thì mới có thể chứa nhiều, ăn nhiều. Cho nên, phân 3 phần cho miệng mang ý nghĩa có khả năng ăn và chứa được nhiều. Nếu phần này thu nhỏ lại, thì phần bụng sẽ to hơn, nên cần nhiều thức ăn hơn; mà miệng lại nhỏ không cung phụng kịp, sẽ tạo nên hiện tượng đói ăn.

Còn nếu làm phần miệng to hơn, thì phần bụng sẽ nhỏ hơn. Cho nên, miệng ăn quá nhiều, mà bụng không tiêu hoá kịp, thì sinh bị nghẹn, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, tỷ lệ 3 phần miệng, 5 phần bụng, sẽ tạo nên thế quân bình khi miệng ăn bao nhiêu, bụng cũng tiêu hoá hết bấy nhiêu. Sự không bế tắt, hài hoà giữa cung và cầu, giữa miệng và bụng, tạo nên một cơ thể khỏe mạnh. Từ cơ thể khỏe mạnh này, mới có thể phát triển cao lớn, to hơn.

Nếu như phần trên được chia theo tỷ lệ 3/5 đã ổn, thì phần dưới cũng phải dung hoà. Giả sử, nếu phần sau lớn hơn hai phần, thì phần bụng phải nhỏ lại. Đã thiếu ăn, mà còn phải thải ra ngoài nhiều, thì khiến cơ thể suy dinh dưỡng, trở nên èo uột, khó sống lâu.

Cho nên theo tỷ lệ 3/5/2 có thể nói là hợp lý nhất.

Dĩ nhiên, mỗi chúng ta đều có quyền tự chọn để gia giảm sao cho hợp với cái muốn của mình. Đây không phải là “tiêu chuẩn vàng” để bạn phải tuân theo. Mà cũng chẳng có “tiêu chuẩn vàng” là tuyệt đối cả. Vì vậy, khi ứng dụng, Bạn phải thông minh, đừng vì đó là tiêu chuẩn mà đa số chấp nhận, thì mình phải tuân theo. Muốn theo thì phải xét coi có thích hợp với mình không đã. Nếu không thì phải sửa đổi sao cho thích hợp với mình.

THIẾT KẾ TIỆM NAIL.

Thiết Kế Phần Đầu

Vì phần đầu chiếm 3 phần, nên sự thiết kế tuỳ theo số tiền Bạn có thể chi ra bao nhiêu. Nhưng những nét căn bản chính thì không thể thiếu.

Nếu tính từ trong tiệm ra ngoài cửa chính (3 phần diện tích – 300 sf) thì bạn phải dựng một bức tường đụng trần, hay gần đụng trần cũng được, tuỳ theo người thiết kế, nhưng nhất định không được thấp ngang đầu người để che kín phần bụng.

Trên bức tường ngăn đó, bạn phải có hai cánh cửa 2 bên, gọi là lối vào và lối ra. Trước mặt bức tường, là bàn tiếp tân hay trưng bầy sản phẩm của bạn. Trên bức tường là logo và tên tiệm của bạn (to nhỏ tùy thích nhưng to thì tốt hơn). Không gian còn lại của phần ĐẦU dành cho ghế bàn khách đợi.

Bạn có thể trang trí những cây xanh như cây phát tài hay lá trầu bà v.v. Nhớ là phải trồng cây lá xanh, chứ đừng trang trí bằng những vật không có sự sống như cây giả, hoa giả hay cây khô, cành khô v.v. Vì chúng ta cần khách “sống” để đến tiệm. Nên sự tiếp lực từ những cây sống vẫn tốt hơn. Theo khoa học, thì cây hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Còn người thì hít dưỡng khí và thải ra thán khí. Cho nên, cây sống hỗ trợ đắc lực cho con người hơn cây chết hay cây giả.

Dĩ nhiên, nếu bạn có nhiều tiền hơn, thì bạn có thể thay bức tường bằng vôi thành bức tường bằng kính dầy hơn. Công dụng của kính không những làm cho tiệm của Bạn sang trọng, mà còn có một tác dụng khá quan trọng là phản chiếu khiến cho những luồng khí khi đi vào sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Vì vậy, trong phong thủy người ta hay dùng kính để trấn áp những luồng khí xấu. Và 2 cửa ra vào, bạn cũng có thể thay bằng cửa kính, hay những bức rèm, thiết kế theo kiểu phương tây.

Tóm lại, đây chỉ là thêm cành lá cho xôm tụ, xinh tươi, có cũng được tốt thêm một tí, mà không có cũng không bị ảnh hưởng gì nhiều.

Thiết Kế Phần Bụng

Muốn thiết kế phần BỤNG theo đúng phong thủy, thì bạn nên biết thêm một ít về danh xưng trong phong thủy. Theo phong thuỷ, thì “tả thanh long – hữu bạch hổ” có nghĩa là bên tay trái của bạn (đứng ở trong cửa tiệm nhìn ra, không phải bên ngoài nhìn vào) là Thanh Long (rồng xanh) và bên tay phải của bạn là Bạch Hổ (cọp trắng).

Biểu hiệu của Thanh Long là sự vẫy vùng thăng tiến. Biểu hiện của Bạch Hổ là tài chánh, luật pháp, công quyền.

(Thú thật, cho đến nay, chúng tôi vẫn không biết tại sao các nhà phong thủy lại gọi là Bạch Hổ, nên chỉ đoán mò theo suy nghĩ thế này. Ngày xưa, người ta thường hay đi săn bắn, và săn được hổ thì rất quý. Nên họ thường lấy da hổ để làm quà cho các chức quan quyền. Hổ thường đã quý, hổ trắng còn quý gấp trăm lần. Cho nên, da hổ trắng có thể sánh với dạ minh châu. Vì vậy, thường phải tặng cho các vị quan cao nhất. Các vị quan cao khi ngồi trên ghế muốn chứng tỏ uy quyền thường phủ da cọp trắng. Mà quan cao chức lớn, thì có tiền và có quyền và họ làm ra luật. Không biết có phải vì thế mà ví Bạch hổ là biểu tượng của tài chánh, luật pháp hay không? – vẫn còn đang nghiên cứu)

Vì Thanh Long là rồng xanh. Mà rồng muốn phát huy hết tác dụng thì Rồng phải có nước. Nước càng nhiều bao nhiêu, thì Rồng càng vùng vẫy thăng tiến bấy nhiêu. Cho nên, những ghế spa sử dụng đến nước thì nhất định phải đặt về bên của Thanh Long (bên tay trái từ trong tiệm nhìn ra) để tiếp sức cho rồng xanh cứ tiến không lùi. Cùng bên với Thanh Long cũng là phòng vệ sinh, phòng giặt khăn – liên quan đến nước. Như vậy có thể nói tất cả những phục vụ nào liên quan đến nước thì đều đặt về bên tay trái.

Các ghế spa khi xếp về bên tay trái, thì không được xếp quay mặt khách ra ngoài, mà phải quay mặt khách vào bên trong. Có nghĩa là thành ghế của ghế spa sẽ đối diện với lối vào. Và phải sắp xếp theo hàng dọc (người khách ngồi ghế Spa thứ nhất sẽ thấy thành ghế (lưng ghế) của ghế Spa thứ hai.) Sự sắp xếp như thế này có 4 điểm lợi:

  1. Tạo ra một không gian riêng tư cho khách (người khách, đặc biệt người Mỹ luôn xem trọng vấn đề riêng tư này) và tránh tạo ra sự xung đột giữa khách này, với khách kia, nếu xếp ngồi theo hàng ngang
  2. Dùng lưng ghế thứ hai để ca ngợi, khích thích, hay truyền cảm hứng cho khách (thí dụ: “Please sit comfortably before we can take you to your happy land”, hay bạn có thể chọn những câu mang tích chất truyền cảm hứng như: “You can’t change the direction of the wind, but you can adjust your sails to always reach your destination, Congratulations!” v.v Dĩ nhiên, nếu bạn có thời gian thì bạn nên thay đổi câu mỗi tuần, để khi khách đó trở lại, họ lại thấy những câu truyền cảm hứng mới. Cách này giúp cho tiệm của bạn có một sắc thái mới khiến khách vui hơn, và cảm thấy hứng thú hơn. Nếu bạn nào chịu khó, thì có thể trang trí như thắt nơ hay gì đó tùy thích, trên trang giấy được bọc plastic bên ngoài. Đây là cách thức mà bạn hay gặp khi lên máy bay. Sau lưng hàng ghế bạn ngồi luôn có một màn hình nhỏ trước mặt. Các hãng máy bay đã tốn cả hàng chục triệu đô để nghĩ ra phương pháp lấy lòng khách kiểu này. Tại sao bạn lại không dùng thành quả của họ trong tiệm Nail của Bạn nhỉ? Muốn tìm các câu truyền cảm hứng đó, bạn có thể vào Google rồi đánh 2 chữ: inspirational quotes thì bạn tha hồ mà lựa chọn mà không cần phải suy nghĩ. Nên nhớ: nếu bạn muốn sử dụng mà không bị thưa kiện, thì bạn phải đề tên tác giả và website mà bạn trích. Cách hay nhất là bạn bỏ câu bạn trích vào trong 2 ngoặc kép, hàng dưới bạn đánh quotes from “author name”, và hàng cuối là tên của website. Chắc ăn nhất thì bạn nên viết email cho người quản trị website đó để xin phép họ).
  3. Tác động lên tiềm thức của khách khiến họ luôn chú tâm vào tiệm mà không bỏ đi tiệm khác. (vì mặt của họ luôn hướng vào bên trong tiệm bạn mà không nhìn thấy gì khác, ngoài tiệm bạn)
  4. Tác động lên tiềm thức của khách tinh thần kỷ luật, mà họ đã được giáo dục từ trường học, cũng như nơi làm việc (các bàn ghế được sắp xếp ngay hàng thẳng lối) khiến họ có thể kìm chế cảm xúc của họ tốt hơn.

Trên tường bên tay trái, Bạn có thể dùng những bước tranh liên quan đến bãi biển, những hình nghỉ ngơi, nằm phơi nắng trên bãi biển, hay cười đùa trên bãi biển v.v. những bức tranh này ngoài tác dụng đem phần nước mạnh cho Thanh Long ra, còn khích thích và đánh thức dậy cảm giác nhẹ nhàng, thảnh thơi, vui đùa hạnh phúc của khách trong những lúc họ vacation.

Đừng bao giờ treo những bức tranh bông hoa lòe lẹt hay sa mạc v.v. Vì những bức tranh này không những lấy mất nước của Thanh Long mà luôn tạo cảm giác khô cằn nhàn chán.

Bạn nên nhớ: Đa phần khách làm Nail của Bạn, công việc của họ làm thuộc về hành chánh, văn phòng, giao tiếp v.v. Trong công việc của họ, họ đã chịu rất nhiều stress. Cho nên, bạn phải có những bức tranh/hình làm sao khơi dậy sự nhẹ nhàng, vui tươi thoải mái trong họ. Đừng tạo thêm áp lực cho họ qua những bức tranh khô cằn và nhàn chán.

Song song với hàng ghế Spa là những bàn làm Nail cũng đều sắp theo hàng dọc như sau:

  • Ghế khách ngồi (quay mặt vào tiệm – mầu xanh lục – thuộc Mộc)
  • Bàn làm Nail (mầu trắng nếu bằng kim loại tốt nhất – thuộc Kim)
  • Ghế ngồi của thợ Nail (quay mặt ra cửa – mầu vàng hay phủ che vàng – Thổ)

Tại sao ?

Vì theo Ngũ Hành Sinh, thì Thổ sinh Kim, Kim Sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hỏa sinh Thổ; hay ngũ hành khắc là: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Hỏa Khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.

Về Mầu sắc thì Thổ = mầu vàng, cam nhạt, Kim = Mầu Trắng hay xám nhạt, Thủy = mầu đem hay mầu tím xậm, Mộc = Xanh lục đậm hay xanh lá cây, Hỏa = Mầu đỏ, cam đậm v.v.

Như vậy khi sắp ghế theo mầu sắc thì chúng ta thấy Ghế Thợ (Thổ) sẽ sinh Bàn (Kim – tiền bạc) và Bàn Kim khắc  ghế Mộc (khách).

Hay có thể nói khác hơn là, khi chọn lựa cách thức này, bạn muốn thợ của bạn hỗ trợ bạn kiến ra tiền (Thổ sinh kim= tiền bạc) Và Bạn muốn khách hàng của Bạn luôn chịu sự khống chế của Bạn (Kim khắc Mộc và phải chịu thêm khắc xuất lại Thổ). Cho nên, khách của Bạn sẽ bị tiêu hao năng lực vì bị cả khắc nhập (Kim khắc Mộc) và khắc xuất (Mộc khắc Thổ) cả hai phía, khiến cho họ phải “ngoan ngoãn” tha hồ cho Bạn “chặt chém” mà không thể phản kháng.

Thêm vào đó, vì bị sắp xếp ngồi quay mặt vào trong, cho nên khách của Bạn như bị “thôi miên” trong “mê trận” của Bạn. Nếu bạn không may gặp phải thầy phong thủy luôn tạo ra thần bí, thì lại đem cả bùa chú vào đây để bịp Bạn rằng phong thủy là huyền bí hay thần thánh đấy.

Thật ra, đứng trên góc độ tâm lý, khi khách có thể nhìn ra hướng khác, như hướng ra đường chẳng hạn, thì họ dễ bị phân tâm vì ngoại cảnh, nên không đánh giá đúng mức sự phục vụ, sự quan tâm hay tay nghề của người thợ. Vì vậy, khi có một sự cố nào xẩy ra thì họ sẽ khó tha thứ hơn. Vì vậy, sắp xếp cho khách quay mặt vào trong tiệm mang thuần sự tác dụng về tâm lý nhiều hơn là phong thủy.

Dĩ nhiên, tùy theo tiệm Bạn có bao nhiêu thợ, bao nhiêu bàn thì Bạn cứ sắp xếp theo hàng dọc như vậy. Cách sắp xếp này còn thêm một điểm lợi phụ nữa là, ghế khách thứ hai sẽ đâu lưng vào ghế thợ bàn thứ nhất. Khiến cho khách rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch” (trước mặt hay sau lưng đều bị thợ bạn vây hãm). Vì thế nếu khách muốn “quậy” cũng không hề dễ dàng.

Nếu 5 phần bụng còn dài (tùy theo diện tích) thì bạn cứ sắp xếp thế. Nếu không đủ thì Bạn có thể sắp thêm qua bên tay phải nhưng cũng cùng một nguyên tắc.

Cách sắp xếp này quan trọng nhất là phần chính giữa (những bàn làm nail). Sự sắp xếp này nhấn mạnh đến phần nào là phần chính của tiệm Bạn. Cho nên, cách chọn thợ ngồi bàn cũng không thể coi thường. Bạn phải biết chọn và phân tay nghề thợ của Bạn, ai là người giỏi nhất và ai là người non nhất. Người giỏi nhất sẽ đại diện cho tiệm Nail của Bạn để chinh phục khách hàng, nhất là khách hàng mới. Cho nên, kế lối vào là bàn thứ nhất dành cho thợ giỏi nhất ngồi. Dĩ nhiên, nếu khách chưa phục vụ qua mà nhìn thấy tay nghề điêu luyện hay thấy thành quả trên tay người khách đang làm sẽ dễ tạo nên một ấn tượng tốt, một niềm tin hơn vào tiệm của Bạn.

Còn những thợ tay nghề còn yếu thì Bạn nên sắp xếp họ vào chỗ nào hơi khuất một tí. Thí dụ những hàng cuối bên tay phải chẳng hạn. Như vậy, nếu họ có làm lỗi gì thì những người khách khác cũng khó thấy được.

Sắp xếp theo lối này sẽ giúp Bạn biết thợ nào của Bạn yếu và họ cần giúp gì? Thay vì, bạn phải đảo mắt lung tung để xem họ ngồi ở đâu, thì nay sẽ thu về một chỗ, nên bạn dễ quan sát và ứng phó kịp thời, khi khách hàng bắt đầu khó chịu.

Nếu Bạn còn dư chỗ thì bạn có thể làm thêm phòng facial hay phòng massage v.v.

Xong hết phần bên tay trái và chính giữa thì bạn tiếp tục đến bên tay phải.

Phía tay phải thuộc về Bạch hổ liên quan đến tài chánh, hồ sơ giấy tờ. Cho nên tủ tính tiền nhất định sẽ phải đặt về bên tay phải, để tiếp tục hỗ trợ cho Bạch Hổ càng dũng mãnh hơn, để xứng đáng là chúa sơn lâm (đứng đầu trong nghành).

Tường sau lưng bàn tính tiền là các giấy phép liên quan đến mở tiệm, IRS hay bằng khen, giấy khen v.v. Tất cả các giấy phép này, nên lồng trong khung mầu vàng (thổ) để hỗ trợ thêm cho Bạch hổ (kim).

Bàn tính tiền sẽ đặt trước lối ra, nghĩa là sau khi khách làm xong, thì ra trả tiền và đi ra cửa. Với vị thế ngồi này, bạn có thể quan sát được tất cả, và đặt dưới sự khống chế dưới sự kiểm soát của bạn.

Bức tường bên Bạch Hổ vì liên quan đến tiền cho nên bạn nên chọn những bức tranh mang ý nghĩa như “Financial Freedom” hay liên quan đến tiền bạc vàng vòng v.v. Muốn bức tranh mạnh hơn thì bạn chon khung mầu gold là thích hợp nhất. Nếu mầu gold chói quá thì nên chọn mầu trắng để thay thế.

Như vậy, sau bàn tính tiền sẽ là những bàn thợ nail được sắp xếp theo hàng dọc hay có thể dành khu đó cho các phòng phụ vụ khác.

Thiết Kế Phần Hậu

Tuy gọi là phần Hậu nhưng nó cũng không kém phần quan trọng, bởi vì phần Hậu mang ý nghĩa “giải toả.” Nếu không có sự giải toả này, thì sẽ sinh ra biến loạn vì sự bị ức chế. Cách thiết kế phần hậu cũng khá đặc biệt, nhất là phòng vệ sinh (Toilet).

Trong phần hậu sẽ được chia làm 4 phòng như sau: phòng vệ sinh, phòng giặt đồ/khăn, phòng dụng cụ và phòng ăn.

Phòng toilet và phòng giặt, vì liên quan đến nước, cho nên được đặt về bên tay trái để hỗ trợ cho Thanh Long. Thiết kế của phòng toilet phải quay hướng bồn ngối ra cửa chính hay ra đường lộ. Nguyên nhân phải thiết kế như vậy, bởi vì, trong phần thiết kế phần Bụng chúng ta đã “vây hãm” khách hàng bên trong tiệm với một thời gian khá dài. Cho nên, nếu cho hướng toilet lại quay vào trong nữa sẽ tạo cho khách rơi vào thế “bí.” Từ đó, tạo ra sự bực bội khó chịu, và có thể sẽ tạo ra phản kháng. Vì vậy, xoay hướng bồn cầu ra ngoài như tạo cho khách một lối thoát … “sau cơn mê” khiến họ thêm khích thích và hứng khởi. Từ đó họ tiếp tục trở lại lần sau.

Riêng hai phòng dụng cụ và phòng ăn đều liên quan đến luật lệ tài chính, cho nên, sẽ được thiết kế về bên tay phải thuộc về Bạch Hổ để hổ trợ cho Cọp Trắng thêm mạnh.

Cửa hậu hay cửa thoát đừng nên mở quá dài như mở suốt ngày chẳng hạn, vì càng mở dài, thì sự hao hụt bên trong bụng càng nhiều. Thông thường, cứ khoảng 2 tiếng mở 30 phút rồi đóng lại là tốt nhất. Dĩ nhiên tùy theo điều kiện hoàn cảnh mà linh động chứ không hề có một khuôn mẫu nào cố định phải tuân theo.

Cách Thiết Kế Điện

Phần đông các tiệm Nail thường thiết kế điện theo hình thức chung nghĩa là bật một công tắc thì cả tiệm cùng sáng. Cách thiết kế này theo Phong Thủy thì không có lợi. Vì phần Bụng là chỗ làm ra tiền cần phải tối (thuộc về Âm mang tính cách nuôi dưỡng sinh lợi hơn là thuộc về Dương– sáng, mang tính cách tiêu tán)

Cho nên cách thiết kế điện cho một tiệm Nail cũng phải được phân chia, bố trí theo 3 phần khác nhau:

Phần ĐẦU: Khu vực về phần đầu cần phải sáng sủa nhiều đèn. Cách thiết kế có thể lắp đèn từ 4 góc chiếu về trung tâm, hay đèn từ trung tâm chiếu đủ ra 4 góc. Quan trọng nhất là phải có một ngọn đèn chiếu về hướng của Logo của tiệm. Ý nghĩa là tiệm càng ngày càng sáng lạn, sáng chói ai cũng biết đến .

Phần BỤNG: Phải nói thiết kế phần điện cho phần này là Khó Nhất vì phải thiết kế sao cho đủ sáng nơi cần làm việc, nhưng lại phải duy trì được “bóng tối” cần thiết để tạo nên sự thư giãn mà khách mong đợi. Có thể dùng hình thức bắt đèn 4 góc với low watts hay dùng công tắc điều chỉnh sự sáng tối, và bóng đèn hướng lên trần nhà để vừa tạo được độ “chập choạng – mờ mờ” (không quá sang cũng không quá tối – trạng thái của thư giãn). Mỗi bàn làm việc hay ghế spa sẽ có một đèn kéo xuống từ trần nhà đủ để thắp sáng chỗ làm việc khi có khách. Công tắc điện có thể gắn vào bàn làm việc hay ghế Spa. Đèn chỉ mở khi có khách và sẽ tắt khi không có khách. Như vậy vừa tiết kiệm điện, vừa giúp cho việc quản lý và tập chung của chủ và thợ thêm mạnh hơn. Tạo ra những sản phẩm đẹp hơn.

Phần HẬU: Đèn cho Phần Hậu thì dễ dàng nhất vì trong mỗi phòng chỉ cần làm sáng sủa là đủ.

Phong Thuy Tiem Nail

Hỏi Đáp

Tôi nghe nói nếu cho thợ xoay mặt ra đường thì thường thợ sẽ hay bỏ đi có đúng không? Nếu đúng thì làm sao giải quyết?

  • Trên căn bản thì đúng là vì khi bạn luôn mở rộng cửa ra. thì họ sẽ đi ra. Vì vậy, cách thiết kế trên đã dùng bước tường nơi phân giữa phần Đầu và Phần Bụng làm sự che chắc “ngăn cản” thợ của bạn không nhìn được ra ngoài nên tuy cửa thì luôn rộng mở đó nhưng sẽ có “rào cản” là tình cảm, cách cư xủ của chủ khiến cho thợ khó đi hơn. Đó là phần về Phong Thủy, còn về mặt tâm lý, thì khi tiệm của Bạn đông khách và khách dễ chịu (vì họ đuợc sống trong môi trường thư giãn) thì họ sẽ cho tiền TIP nhiều hơn. Dĩ nhiên với cách thiết kế thư giãn cho khách, thì cả bạn và thợ của bạn cũng được hưởng sự thư giãn. Công thêm cách cư xử đúng cách, tiền lương cao …. Đó chính là những lý do khiến thợ của bạn sẽ không muốn rời tiệm của bạn.

Nếu Tôi sắp xếp theo hình thức thợ đối mặt nhau có tốt không?

  • Trong doanh nghiệp kỵ nhất là đối đầu nhau, vì cả hai sẽ phải tốn rất nhiều công sức để duy trì thế quân bình. Trong tiệm của Bạn cũng vậy, nếu thợ của bạn được sắp xếp đối đầu với nhau, thì bạn sẽ khổ dài dài vì phải phân xử những lời ra tiếng vào, ai phải ai trái, v.v.  Nhưng quan trọng nhất là tạo ra sự rạn nứt trong quan hệ sinh hoạt chung. Sự rạn nứt này sẽ tạo ra sự thù hận, ganh ghét, không những khiến cho sự phục vụ thiếu thống nhất ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng mà người chủ cũng sẽ bị thiệt thòi khá nặng trong việc mất khách, mất thợ, mất tiền. Cho nên có thể nói khi sắp xếp cho thợ ngồi đối đầu (mặt đối mặt) là Bạn đang chọn cho bạn luyện “tinh thần thép” nếu không bạn sẽ không đủ khả năng để đương đầu.

 Tại Sao lại sắp xếp hai thợ ngồi chung với nhau?

  • Khi bạn đi đâu mà có thêm một người bạn đi chung thì bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn có phải thế không? Phương pháp sắp xếp này giúp cho quan hệ giữa thợ với thợ đoàn kết và giúp đỡ nhau. Sự sắp xếp ngang hàng cũng nói nên sự bình đẳng giữa 2 người thợ. Và vị trí ngồi nói nên khả năng của thợ. Cho nên, thay vì ngồi lộn xộn thì 2 người ngồi một dẫy luôn tạo nên thế mạnh trong việc hỗ trợ lẫn nhau, mà còn tạo nên sự đoàn kết giữa thợ với thợ thêm mạnh hơn.