Bạn Đã Chuẩn Bị Sẵn Sàng Để Đầu Tư Chưa?

Published:

image_pdfPDFimage_printPrint

Có rất nhiều khách hàng (nói chính xác hơn là những “prospect”) và bạn bè gọi và hỏi chúng tôi “tôi có một số tiền, nhưng không biết đầu tư vào cái gì để sinh lời, vì để tiền trong bank thì lãi suất quá thấp, kể như zero” [1] 

Chúng tôi hỏi lại họ, “vậy theo anh/chị thì số tiền lấy lại – nếu anh/chị đầu tư – mỗi năm là bao nhiêu để anh/chị thỏa mãn với số tiền anh/chị bỏ ra?”

Chỉ với một câu hỏi rất đơn giản này mà gần như 100% những người đến với chúng tôi không trả lời được.  Họ chưa bao giờ bỏ thời gian suy nghĩ cặn kẽ, hay nghiên cứu research vấn để sống còn quan trọng của họ và gia đình một cách nghiêm túc, thì cơ hội thành công trong vấn đề đầu tư của họ – trong bất cứ lĩnh vực nào đi nữa – cũng sẽ rất khó mà xảy ra.

Thưa Bạn, chúng tôi nêu ra vấn để ở đây không phải để chỉ trích những người khách hàng này, mà thật ra để chúng ta cùng tìm hiểu và chia sẻ những suy nghĩ và cách nhìn đối với hai chữ “đầu tư” trong cuộc sống.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn giới hạn định nghĩa của hai từ “đầu tư” theo cách nhìn đơn giản là Bạn có tiền và thời gian và muốn đầu tư vào cái gì đó có lời; Bạn muốn đồng tiền phải phục vụ (work) cho Bạn chứ Bạn không muốn suốt đời phải làm nô lệ cho đồng tiền.

Nếu Bạn có tiền bạc và muốn có một tương lai tốt đẹp hơn và không muốn đồng tiền của mình bị mất giá theo lạm phát thì căn bản chỉ có 3 lĩnh vực chính để Bạn đầu tư: Địa Ốc, Cơ Sở Thương Mại, và Cổ Phiếu.

Địa Ốc, hay còn có một cái tên khác là Bất Động Sản – tài sản không di chuyển được – bao gồm nhà cửa hoặc khu phố cho thuê làm văn phòng, nơi buôn bán.  Tất cả nhà cửa, kể cả chung cư 4 units trở xuống, hay townhouse, hay condo, đều được gọi chung là residential real estate.  Những hình thức địa ốc còn lại như những khu plaza, chợ grocery, khu shopping, tiệm McDonald’s, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất, v.v. được xếp vào loại commercial real estate.

Lĩnh vực đầu tư thứ nhì là Cơ Sở Thương Mại như việc Bạn mua lại hay mở tiệm nail, nhà hàng, chợ, hay công ty, v.v.

Chúng tôi xin lưu ý một điểm mà rất nhiều người rất mơ hồ và lẫn lộn.  Nếu Bạn mua một miếng đất và xây và mở (run) một nhà hàng rất lớn trên đó thì Bàn vừa làm chủ nhà hàng (business) và làm chủ cái building và miếng đất (real estate).  Nếu Bạn không thích làm nhà hàng nữa (và nhà hàng của Bạn đang làm ăn rất tốt), thì Bạn có thể bán nhà hàng mà vẫn có thể làm chủ cái building mà miếng đất.  Trong trường hợp nầy Bạn trở thành landlord (chủ phố) đối với người mua nhà hàng.  Người mua mới này mỗi tháng sẽ trả tiền rent cho Bạn.  Như Bạn thấy đó Cơ Sở Thương Mại và Địa Ốc là 2 phần riêng biệt hoàn toàn.  Bạn có thể bán cả 2 hoặc chỉ bán 1.  Đúng vậy!  Ngược lại, nếu Bạn nghĩ là giá địa ốc đang lên và Bạn muốn tiếp tục giữ lại nhà hàng thì Bạn có thể bán building và miếng đất mà không bán nhà hàng.  Nếu giá cả thích hợp thì người mua miếng đất sẽ là landlord của Bạn.  Xin Bạn đừng lẫn lộn giữ hai khái niệm này – đơn giản nhưng rất quan trọng, rất quan trọng (nhấn mạnh) – trong commercial real estate và business.

Lĩnh vực thứ ba mà Bạn có thể đầu tư là Cổ Phiếu.  Đúng ra nếu dịch sát nghĩa thì Cổ Phiếu sẽ là stock.  Nhưng lĩnh vực đầu tư này mà chúng tôi đang nói không chỉ hẳn là cổ phiếu mà đúng hơn là securities[2].  Securities bao gồm tất cả cổ phiếu (stocks), công khố phiếu (bonds), Treasury notes, futures, debenture, CD (certificate of deposit), profit-sharing contracts, v.v.[3] 

Trên đây là những điểm sơ lược căn bản về 3 lĩnh vực đầu tư chính.  Tuy nhiên sẽ có người không đồng ý vị họ có đầu tư vào vàng bạc đá quý hoặc phần hùn trong tiệm nail hay nhà hàng.  Đúng vậy Bạn có thể đầu tư vào vàng bạc đá quý.  Chúng tôi biết những người khách thích đầu tư vào vàng.    (Thủ tục rất đơn giản, nếu Bạn nghĩ là vàng sẽ lên, Bạn có thể mua trực tiếp (bằng tiền mặt) vàng thỏi từ những dealer chuyên về vàng bạc đá quý (những dealer nầy hoạt động hoàn toàn hợp pháp); và khi vàng lên thì Bạn bán ra lấy lời, thông thường là bán trở lại cho những dealer mà Bạn mua từ họ).

Hình thức đầu tư vào vàng bạc thật sự có, nhưng rất nhỏ.  Gần đây nhất là lúc kinh tế (Mỹ) bị vào giai đoạn suy thoái trầm trọng (Great Recession) trong khoảng năm 2007-2011 thì rất nhiều người lo sợ khủng hoảng kinh tế và đồng dollar mất giá nên “tru” vàng, và giá vàng lên rất nhanh, và họ bán ra đúng lúc nên có lời.  Tuy nhiên, theo thiển ý của chúng tôi, trừ khi Bạn theo dõi thị trường vàng bạc lâu dài và tính toán cẩn thận thì chuyện mua bán vàng bạc mới gọi là đầu tư, còn không thì chỉ là đánh bạc hên xui.

Nếu Bạn đầu tư vào công ty mua bán hay khai thác vàng bạc qua hình thức stock thì Bạn đã đầu tư vào securities như nói ở trên.

Còn nếu Bạn có phần hùn thì thật ra Bạn đã và đang đầu tư vào lĩnh vực thứ nhì – Cơ Sở Thương Mại – ở trên.

Trở lại vấn đề chính mà chúng tôi nêu ra phía trên – rất nhiều người không có sự chuẩn bị cẩn thận trước khi nhảy vào chuyện đầu tư.

Nhưng để đi sâu vào “su chuẩn bị” thì Bạn cần biết một khái niệm rất quan trọng trong tài chính và đầu tư.  Thật sự Bạn cũng có thể đã biết rồi, nhưng không để ý; nhưng có thể vì không áp dụng nó một cách triệt để đối với những quyết định lớn nên Bạn rất có thể đã hoặc sẽ tiếp tục “make mistakes”.  Nếu Bạn hiểu thật rõ khái niệm này thì Bạn đã thành công 50% rồi.

Khái niệm mà chúng tôi muốn nói tới là risk and reward.  Nếu dịch theo tiếng Việt có nghĩa là rủi ro & phần thưởng.  Tuy nhiên chúng tôi thấy cách dịch này nghe không xuôi tai lắm.  Trong ngôn ngữ tiếng Việt và trong vấn đề đầu tư, chúng ta có nói đến may rủi, nhưng lại không nhấn mạnh lắm phần “được gì” hay “phần thưởng” từ việc đầu tư.  Đúng, chúng ta có suy nghĩ và bàn tính vấn đề “lời, lỗ” trong đầu tư; nhưng từ “reward” trong tiếng Anh lại có ý nghĩa sâu xa hơn (tiếng Anh có từ “profit” va “loss” để chỉ “lời” hay “lỗ”). 

Trước khi bước vào “mối” đầu tư thì nhà đầu tư phải dự tính, phỏng đoán được mức độ rủi ro (risk) và phần thưởng (reward) để có nên bỏ tiền bạc và thời gian hay không.  Điều này có nghĩa là nhà đầu tư phải ít nhiều làm chủ (control) được kết quả, thậm chí trước khi bắt tay vào làm.  Đây là điểm khác biệt rất lớn và rất rất quan trọng trong lối suy nghĩ (mindset) làm kinh doanh của người Việt và người Mỹ.  Người Việt chúng ta (người Việt sống trên đất Mỹ) chỉ suy nghĩ “trong đầu” vài chi tiết đơn giản là … nhảy vào làm.  Khi đụng những khó khăn rất căn bản ngay từ ban đầu thì … dội.  Có cố gắng làm thì cũng sẽ … bỏ của chạy lấy người sau một thời gian ngắn.  Còn người Mỹ thì khác.  Hầu hết họ hiểu được cái rủi trong đầu tư nên sẵn sàng bỏ tiền bạc ra mướn những người chuyên môn giúp họ, ít nhất là ngay từ buổi đầu để biết được … họ có nên “nhảy vào” hay không, hay nói một cách khác, cai “reward” sẽ như thế nào.

Chính vì vậy nên để giữ được nguyên vẹn cái ý nghĩa sâu xa của từ ngữ, chúng tôi xin tạm giữ và dùng “risk and reward” trong phạm vi bài viết này, thay vì dịch ra tiếng Việt.

Tiếp tục vấn để ở trên, tất cả những người khách đến hỏi chúng tôi hoàn toàn không có khái niệm về risk and reward.

Còn Bạn thì sao?  Bạn đang đầu tư hay sẽ đầu và Bạn đã làm homework chưa?

Nếu Bạn muốn đầu tư vào địa ốc thì Bạn biết mình sẽ đầu tư vào residential hay commercial real estate?  Nếu là residential, Bạn muốn làm landlord – mua nhà cũ về sửa lại và cho mướn, hay flipper – mua nhà cũ về sửa lại và bán liền?  Nếu làm landlord, Bạn có thể estimate được Bạn sẽ bỏ vào bao nhiêu để mua không?  Và Bạn sẽ cho mướn một tháng bao nhiêu trong khu vực Bạn định mua?  Và Bạn có biết sẽ trả thuế và bảo hiểm bao nhiêu?  Và tiền mortgage hàng tháng (nếu Bạn mua bằng cách mượn nợ) là bao nhiêu?  Cuối cùng sau khi trừ tất cả chi phí thì Bạn sẽ còn lại bao nhiêu?  Đây là reward sau khi Bạn risk tất cả công sức, thời gian, và tiền bạc để chuẩn bị căn nhà trong tình trạng tươm tất để có người mướn.

Còn nếu Bạn muốn làm flipper thì Bạn phải chuẩn bị tài chính, để nhiều khi một căn nhà thật sự là good deal thì Bạn phải mua thật nhanh … bằng tiền cash (nhiều người bán hiểu rằng họ sẽ bán thấp một chút, nhưng lại muốn người mua trả cash).  Và Bạn đã biết có thể sẽ bán được giá nào sau khi căn nhà đã sửa xong?  Và Bạn đã chuẩn bị những người contractor tin tưởng để một khi Bạn lấy nhà thì họ đến sửa chữa thấy đổi liền những gì Bạn muốn?  Bạn có research giá cả địa ốc ở khu vực đó thay đổi thế nào chưa?  Nếu Bạn không bán được trong vòng 6 tháng thì Bạn sẽ làm gì?  Nếu Bạn mượn tiền mua thì Bạn sẽ phải trả mortgage, điện, nước, thuế, và bảo hiểm mỗi tháng.  Vậy chi phí là bao nhiêu? 

Nếu Bạn mua bằng tiền mặt thì Bạn cũng phải nhớ rằng số tiền thay vì bỏ vào căn nhà thì có thể đầu tư vào những kế hoạch khác có lợi hơn?!

Dĩ nhiên Bạn không thế nào có thời gian, khả năng, kiến thức, hay phương tiện để làm research, tìm người contractor, v.v., bởi vì Bạn còn có công việc full time và gia đình con cái phải lo.  Vì vậy Bạn phải dựa vào những người chuyên môn như broker hay người làm loan để họ hướng dẫn giúp đỡ cho Bạn.  Đầu tư là một cuộc hành trình mà Bạn và người broker và loan officer là partner với nhau.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến khích Bạn phải ít nhất chuẩn bị những câu hỏi (Bạn có thể dùng những câu mà chúng tôi nêu ở trên) để hỏi người broker hay loan officer của mình.  Bạn phải tự mình tìm hiểu và trang bị cho mình một số kiến thức căn bản trước khi thật sự bắt tay vào việc đầu tư.  Đây chính là “sự chuẩn bị” mà chúng tôi muốn Bạn phải làm. 

Người broker và người loan officer của Bạn, trên nguyên tắc, là những người cố vấn quan trọng nhất trên con đường đầu tư địa ốc của Bạn.  Nhưng không phải broker hay loan officer nào cũng làm đúng chức trách của mình.  Rất nhiều broker/hay agent và loan officer chỉ muốn Bạn mua thật nhanh căn nhà nào đó, thậm chí sẵn sàng discount giá trị của việc làm của họ bằng cách “chia lại” commission của họ với Bạn.  Để rồi sau đó Bạn sẽ không thấy mặt họ lần thứ hai.

Một khi Bạn có một số kiến thức căn bản thì xác suất thành công của Bạn sẽ rất cao.  Nhưng Bạn cũng phải nhớ rằng đầu tư thì luôn có sự may rủi.  Cả những người broker giỏi nhất cũng sẽ không thể bảo đảm cho Bạn rằng căn nhà Bạn mua sẽ tăng 100% trong 2, 3 năm tới!  Có nhiều người khách đến với chúng tôi và muốn đầu tư vào nhà cửa để hy vọng giá sẽ tăng 30%, 40% trong năm tới vì họ đã thấy giá nhà tăng cao như vậy trong những năm 2004-2006.  Họ không biết rằng có những người tán gia bại sản trong những năm ngay sau đó bởi vì giá địa ốc tuột dốc vì không có người mua.   Họ chỉ muốn lợi và không muốn lỗ (ai lại không muốn?).

Thêm một vấn để quan trọng nữa là một khi Bạn đã chọn đầu tư vào địa ốc, thì Bạn phải xem địa ốc như một sự kinh doanh thực thụ và phải thực sự để tâm và chăm sóc nó.  Chúng tôi có thể bảo đảm với Bạn rằng địa ốc là hình thức kinh doanh lâu dài tốt nhất, đặc biệt ở nước Mỹ, nhưng sẽ không bảo đảm được sự thành công của Bạn nếu Bạn chỉ nghĩ đơn giản là mua (một căn nhà) và không cần phải chăm sóc và vài năm sau bạn sẽ có lời gấp bội.

Chúng tôi là broker cũng rất ngần ngại phải hướng dẫn giúp đỡ những ai muốn đầu tư (địa ốc) mà không chịu đầu tư thời gian tìm hiểu học hỏi những yếu tố căn bản.  Đã có nhiều lần chúng tôi phải khuyên khách hàng khoan hãy nghĩ đến chuyện đầu tư vào địa ốc đã nếu như họ chưa có thể đo lường được những cái risk mà chỉ lo nghĩ đến cái reward.

Còn đầu tư vào Cơ Sở Thương Mại thì sao?  Đây là lĩnh vực đầu tư mà chúng tôi vô cùng khâm phục đối với những người Việt, đặc biệt là những người ra mở nhà hàng, tiệm nail.

Trong kinh nghiệm nghề nghiệp của mình và theo ý kiến riêng của mình, chúng tôi thấy rằng cái risk của việc đầu tư vào làm chủ một tiệm nail cao rất nhiều lần so với làm chủ một, hai căn nhà.  Trong khi đó thì reward lại không bảo đảm sẽ cao.

Đúng ra thì risk càng cao thì reward phải cao, nhưng không phải bao giờ 2 yếu tố này cũng ở tỉ lệ thuận.

Theo bài viết của tác giả Eric T. Wagner[4] thì 8 trong 10 cơ sở thương mại mới mở sẽ đóng cửa trong vòng 18 tháng đầu tiên.  80%, thưa Bạn.

Chúng tôi thật không biết đã có ai làm thống kê chuyện mở hay đóng cửa của nghề nail của người Việt, nhưng nghĩ rằng tỉ lệ thất bại cũng sẽ không thấp.

Chúng tôi đã phân tích vấn đề việc thay đổi từ thợ lên chủ và chuyện thiếu khả năng và những yếu tố căn bản để làm chủ (một tiệm nail) trong rất nhiều bài viết trong website này.  Trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh là Bạn, nếu muốn làm chủ một cơ sở thương mại – nhà hàng, tiệm nail, v.v. – thì Bạn phải phân tích và đánh giá (quantify) được càng nhiều càng tốt những rủi ro có thể xảy đến TRƯỚC KHI Bạn đi tìm cơ sở địa điểm để mở tiệm, hay mua lại tiệm của người khác.

Lấy một tiệm nail 6 thợ đang rao bán làm thí dụ.  Nói về địa điểm, Bạn đã đi khảo sát xung quanh tiệm đang bán có bao nhiêu tiệm nail chưa?  Bạn có đến xem cách phục vụ tiếp đãi khách của những tiệm đó hay chưa?  Phong cách phục vụ và giá cả ra sao?  Bạn có research để xem demographics của khu vực đó thuộc tầng lớp nào chưa?

Nói về bản thân tiệm thì Bạn đã chuẩn bị nếu Bạn mua thì 1/3 đến 1/2 thợ sẽ nghỉ thì Bạn sẽ có người để thay thế không (đây là chuyện bình thường)?  Bạn biết xem giấy tờ sổ sách chủ hiện tại làm ăn thế nào không?  Nếu chủ hiện tại không làm marketing thì Bạn sẽ làm thế nào để đem khách vô?  Có rất nhiều người đến với chúng tôi tự hào rằng mình có tay nghề giỏi thì (mở tiệm) sẽ không sợ thiếu khách.  Nhưng họ quên một điều rằng tay nghề giỏi sẽ không bảo đảm rằng sẽ có khách nếu họ (một khi làm chủ) không biết làm sao kéo khách vào.  Trên thực tế thì những người thợ giỏi nhất lại thường là người chủ dở nhất!

Trước khi mua tiệm thì Bạn đã có nghĩ đến chiến lược hay chiến thuật để build khách lâu dài chưa?  Hay Bạn chỉ dùng “chiêu” giảm giá 20% để kéo khách?  Chúng tôi không có ý chê “chiêu” giảm giá, nhưng muốn Bạn suy nghĩ kỹ xem lúc nào dùng loại hình thức giảm giá và sẽ kéo dài bao lâu để tiệm Bạn không bị xem như tiệm “discount” (một khi bị dính vào thì Bạn sẽ rất khó thay đổi suy nghĩ của khách hàng, và Bạn có thể sẽ bị bắt buộc phải giảm giá hoài hoài.)

Nếu so sánh với đầu tư vào một căn nhà để cho thuê thì việc làm chủ một cơ sở kinh doanh như tiệm nail sẽ có rất nhiều rủi ro.  Với một căn nhà thì nếu Bạn có broker giúp đó tận tình thì tệ lắm Bạn cũng sẽ thu về 6% đến 8% tiền lời (so với tiền bỏ ra).  Với một tiệm nail, Bạn có thể mất trắng tay trong thời gian 6 tháng đến một năm nếu Bạn không cẩn thận.

Nếu hai lĩnh vực trên có nhiều rủi ro, thì lĩnh vực đầu tư vào securities thì sao?  Thưa Bạn, chúng tôi hoàn toàn không dám chia sẻ nhiều vì thực sự không biết sẽ bắt đầu từ đâu và chia sẻ những gì!  Đối với chúng tôi thì đầu tư vào securities, mà hình thức thông thường là mua bán stock (cổ phiếu), thực sự quá risky.  Có thể Bạn không đồng ý vị Bạn đã và đang mua bán stock rất thành công!  Nếu vậy thì chúng tôi thành thật chúc mừng cho Bạn.

Có vài điểm về lĩnh vực đầu tư này mà Bạn cần lưu ý.  Bạn sẽ phải bỏ thời gian đọc rất nhiều tài liệu về công ty (mình đang mua stock), về cái industry của công ty, về những đối thủ cạnh tranh, về những biến động ở cấp quốc gia hoặc quốc tế (nếu công ty bạn đang mua stock có mặt trên thị trường thế giới) có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty.

Bạn sẽ cần phải biết đọc (ít nhất) và hiểu balance sheet, income statement, cash flow statement là gì để có khái niệm căn bản vấn đề tài chính của công ty.  Bạn cũng sẽ cần phải hiểu vấn đề tài chính của các đối thủ của công ty Bạn.

Nói về risk trong lĩnh vực đầu tư stock thì cái risk đầu tiên là Bạn không biết một chút gì về stock vì quá rắc rối và mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu theo dõi.  Cái risk thứ hai, liên quan tới cái thứ nhất, là chính vì không biết nên Bạn hoàn toàn trông cậy vào stockbroker của Bạn.  Tùy theo điều lệ của mỗi công ty (mà stockbroker làm việc), có những công ty mà stockbroker được trả commission dựa vào số lần và số tiền mua bán (trading) stock của … Bạn (có nghĩa họ càng mua bán (trade) trong tài khoản của Bạn càng nhiều thì tiền commission của họ càng cao).  Nếu Bạn không cẩn thận thì stockbroker của Bạn sẽ trade thay thế cho Bạn, cho đến lúc account của Bạn bị thua lỗ nặng.

Tóm lại theo như chúng tôi đã trình bày ở trên, trước khi Bạn bắt tay vào đầu tư – vào bất cứ một lĩnh vực nào đi nữa – thì Bạn nên bỏ thời gian làm homework thật kỹ.  Nếu Bạn không biết hoặc còn mù mờ về cái gì đó thì có thể gặp và nói chuyện thẳng với người chuyên môn trong nghề – real estate broker, loan officer, lawyer, stockbroker, v.v.  Bạn nên đặt thật nhiều câu hỏi cho họ.  Qua những câu hỏi thì Bạn sẽ biết được kiến thức của họ đến đâu, và họ thực sự có lo bảo về quyền lợi của Bạn hay không nếu Bạn nhờ họ sau này.

Bạn phải ít nhất có khái niệm về risk and reward và nếu Bạn ước lượng (quantify) được risk thì càng tốt hơn.

Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy đầu tư thực sự là một hành trình và Bạn, nếu nhìn vấn đề một cách nghiêm túc, cần phải có những người partner đi chung với mình.  Và đã là partner Bạn phải chia sẻ trách nhiệm tìm hiểu và học hỏi những kiến thức căn bản trong lĩnh vực đầu tư mà Bạn muốn.  Kiến thức càng nhiều thì Bạn sẽ dễ dàng thành công và thành công lớn hơn.  Còn những người partner kia là ai?  Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực riêng của họ và đã bỏ rất nhiều thời gian để học hỏi và trao dồi chuyên môn của họ.  Họ sẽ là những người cố vấn đắc lực để giúp Bạn thành công.

Chúc Bạn nhiều may mắn trong vấn đề đầu tư của mình.

[1] Những người này nói đúng.  Thật ra với mức lạm phát trung bình 3% mỗi năm, và tiền lời Bạn có được từ những checking hay savings account với chỉ khoảng 1%, thì Bạn thật sự mất tiền chứ không có lời đồng nào cả.

[2] Xin Bạn đừng lẫn lộn giữa từ security – an ninh – mà Bạn thấy hàng ngày với từ securities.  Hai từ này ý nghĩa hoàn toàn khác nhau và không có liên quan gì với nhau cả.  Từ securities chỉ được dùng đặc biệt trong lĩnh vực tài chính.

[3] Bạn có thể vào link này để tìm hiểu định nghĩa của từ securities rõ ràng hơn https://www.thestreet.com/topic/47042/securities.html

[4] http://www.forbes.com/sites/ericwagner/2013/09/12/five-reasons-8-out-of-10-businesses-fail[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Find More

Follow Us

Feel free to follow us on social media for the latest news and more inspiration.

We use cookies in order to give you the best possible experience on our website. By continuing to use this site, you agree to our use of cookies.
Accept